Phần Số học – Chương 2: Số nguyên

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Sách giải toán 6 Bài 5: Cộng hai số nguyên khác dấu giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa toán, học tốt toán 6 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 5 trang 76: Tìm và so sánh kết quả của: (-3) + (+3) và (+3) + (-3).

Lời giải

(-3) + (+3) = 0

(+3) + (-3) = 0

Kết quả của hai phép tính trên bằng nhau.

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 5 trang 76: Tìm và nhận xét kết quả của:

a) 3 + (-6) và |-6| – |3|;

b) (-2) + (+4) và |+4| – |-2|.

Lời giải

Ta có:

a) 3 + (-6) = -3

|-6| – |3| = 6 – 3 = 3

Kết quả của hai phép tính là hai số đối nhau

b) (-2) + (+4) = 2

|+4| – |-2| = 4 – 2 = 2

Kết quả của hai phép tính bằng nhau

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 5 trang 76: Tính

a) (-38) + 27;        b) 273 + (-123).

Lời giải

a) (-38) + 27 = – (38 – 27) = – 11

b) 273 + (-123) = 273 – 123 = 150

Bài 27 (trang 76 SGK Toán 6 Tập 1): Tính:

a) 26 + (-6)

b) (-75) + 50

c) 80 + (-220)

Lời giải:

a) Ta có: |26| > |–6|. Mà 26 mang dấu “+” nên kết quả phép tính mang dấu “+”.

26 + (–6) = 26 – 6 = 20.

b) |–75| > |50|. Mà –75 mang dấu “–“ nên kết quả phép tính mang dấu “–“.

(–75) + 50 = – (75 – 50 ) = –25;

c) |–220| > |80|. Mà –220 mang dấu “–“ nên kết quả phép tính mang dấu “–“.

80 + (–220 ) = – (220 – 80) = –140.

Bài 28 (trang 76 SGK Toán 6 Tập 1): Tính:

a) (-73) + 0

b) |-18| + (-12)

c) 102 + (-120)

Lời giải:

a) (–73) + 0 = –73;

b) |–18| + (–12) = 18 + (–12) = 18 – 12 = 6;

c) 102 + (–120) = – (120 – 102) = –18.

Bài 29 (trang 76 SGK Toán 6 Tập 1): Tính và nhận xét kết quả của:

a) 23 + (-13) và (-23 ) + 13

b) (-15) + (+15) và 27 + (-27)

Lời giải:

a) 23 + (–13) = 23 – 13 = 10.

(–23) + 13 = – (23 – 13) = –10.

Nhận xét: Kết quả của hai phép tính là hai số nguyên đối nhau.

b) (–15) + (+15) = 0 ;

27 + (–27) = 0

Nhận xét: Kết quả của hai phép tính trên đều bằng 0.

Bài 30 (trang 76 SGK Toán 6 Tập 1): So sánh:

a) 1763 + (-2) và 1763

b) (-105) + 5 và -105

c) (-29) + (-11) và -29

Lời giải:

a) 1763 + (–2) = 1763 – 2 = 1761.

Vậy 1763 + (–2) < 1763.

b) (–105) + 5 = –(105 – 5) = –100.

So sánh –100 và –105:

|–100| = 100, |–105| = 105. Mà 100 < 105 nên (–100) > (–105).

Vậy (–105) + 5 > (–105).

c) (–29) + (–11) = – (29 + 11) = –40.

So sánh –40 và –29:

|–40| = 40; |–29| = 29. Mà 40 > 29 nên (–40) < (–29).

Vậy (–29) + (–11) < (–29).

* Rút ra nhận xét:

Khi ta cộng một số nguyên với một số nguyên âm bất kì được kết quả nhỏ hơn số nguyên ban đầu.

Khi ta cộng một số nguyên với một số nguyên dương bất kì được kết quả lớn hơn số nguyên ban đầu.

Luyện tập (Trang 77)

Bài 31 (trang 77 SGK Toán 6 Tập 1): Tính:

a) (-30) + (-5)

b) (-7 ) + (-13)

c) (-15) + (-235)

Lời giải:

a) (–30) + (–5) = –(30 + 5) = –35.

b) (–7) + (–13) = – (7 + 13) = –20;

c) (–15) + (–235) = –(15 + 235) = –250.

Luyện tập (Trang 77)

Bài 32 (trang 77 SGK Toán 6 Tập 1): Tính:

a) 16 + (-6)

b) 14 + (-6)

c) (-8) + 12

Lời giải:

a) 16 + (–6) = 16 – 6 = 10;

b) 14 + (–6) = 14 – 6 = 8;

c) (–8) + 12 = 12 – 8 = 4.

Luyện tập (Trang 77)

Bài 33 (trang 77 SGK Toán 6 Tập 1): Điền số thích hợp vào ô trống:

a -2 18 12 -5
b 3 -18 6
a + b 0 4 -10

Lời giải:

a -2 18 12 -2 -5
b 3 -18 -12 6 -5
a + b 1 0 0 4 -10

* Giải thích:

+ (–2) + 3 = 3 – 2 = 1.

+ 18 và –18 là hai số đối nhau nên 18 + (–18) = 0.

+ Hai số đối nhau có tổng bằng 0 nên ở ô trống thứ ba ta điền số đối của 12 là –12.

+ 4 so với 6 giảm đi 2 đơn vị. Nghĩa là cần cộng 6 với –2 để được 4.

+ –10 so với –5 giảm đi 5 đơn vị. Nghĩa là cần cộng –5 với –5 để được –10.

Luyện tập (Trang 77)

Bài 34 (trang 77 SGK Toán 6 Tập 1): Tính giá trị của biểu thức:

a) x + (-16) biết x = -4

b) (-102) + y biết y = 2

Lời giải:

a) Vì x = –4 nên ta thay –4 vào vị trí của x trong phép tính.

x + (–16) = (–4) + (–16) = – (4 + 16) = –20.

b) Vì y = 2 nên thay 2 vào vị trí của y trong phép tính ta có:

(–102) + y = (–102) + 2 = – (102 – 2) = –100.

Luyện tập (Trang 77)

Bài 35 (trang 77 SGK Toán 6 Tập 1): Số tiền của ông Năm năm nay tăng x triệu đồng. Hỏi x bằng bao nhiêu, biết rằng số tiền của ông Năm năm nay so với năm ngoái:

a) Tăng 5 triệu đồng?

b) Giảm 2 triệu đồng?

Lời giải:

a) Số tiền của ông Nam năm nay so với năm ngoái tăng 5 triệu đồng thì x = 5.

b) Số tiền của ông Nam năm nay so với năm ngoái giảm 2 triệu đồng nghĩa là tăng –2 triệu đồng. Như vậy x = –2.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 983

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống