Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
- Giải Sách Bài Tập Toán Lớp 6
- Sách giáo khoa Toán lớp 6 tập 1
- Sách Giáo Khoa Toán lớp 6 tập 2
- Sách Giáo Viên Toán Lớp 6 Tập 1
- Sách Giáo Viên Toán Lớp 6 Tập 2
- Bài Tập Toán Lớp 6 Tập 1
- Bài Tập Toán Lớp 6 Tập 2
Sách giải toán 6 Bài 6: Đoạn thẳng giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa toán, học tốt toán 6 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:
Bài 33 (trang 115 SGK Toán 6 Tập 1): Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:
a) Hình gồm hai điểm … và tất cả các điểm nằm giữa … được gọi là đoạn thẳng RS.
Hai điểm … được gọi là hai mút của đoạn thẳng RS.
b) Đoạn thẳng PQ là hình gồm …
Lời giải:
Hai phần này chính là định nghĩa về đoạn thẳng như trong trang 115 SGK Toán 6 tập 1.
a) Hình gồm hai điểm R, S và tất cả các điểm nằm giữa R và S được gọi là đoạn thẳng RS.
Hai điểm R, S được gọi là hai mút của đoạn thẳng RS.
Giải thích cụm từ tất cả các điểm: các bạn nhìn vào hình dưới, ở trên đoạn thẳng RS có nhiều dấu chấm, mỗi dấu chấm biểu diễn một điểm. Do đó có vô số điểm nằm giữa hai điểm R và S.
b) Đoạn thẳng PQ là hình gồm hai điểm P, Q và tất cả các điểm nằm giữa P, Q.
Bài 34 (trang 116 SGK Toán 6 Tập 1): Trên đường thẳng a lấy ba điểm A, B, C. Hỏi có mấy đoạn thẳng tất cả? Hãy gọi tên các đoạn thẳng ấy?
Lời giải:
Vẽ hình:
– Có tất cả 3 đoạn thẳng, đó là AB, AC, BC.
Lưu ý: vì đoạn thẳng AB còn được là đoạn thẳng BA (trang 115 SGK Toán 6 tập 1) nên tính ra chỉ có 3 đoạn thẳng thôi, dù cho các bạn có gọi tên khác đi chăng nữa.
Ngoài ra, còn một số cách vẽ khác khi vị trí của A, B, C khác nhau nhưng kết quả vẫn như trên. Ví dụ:
Bài 35 (trang 116 SGK Toán 6 Tập 1): Gọi M là một điểm bất kì của đoạn thẳng AB, điểm M nằm ở đâu? Em hãy chọn câu trả lời đúng trong bốn câu sau:
a) Điểm M phải trùng với điểm A.
b) Điểm M phải nằm giữa hai điểm A và B.
c) Điểm M phải trùng với điểm B.
d) Điểm M hoặc trùng với điểm A, hoặc nằm giữa hai điểm A và B, hoặc trùng với điểm B.
Lời giải:
Chọn câu trả lời d): Điểm M hoặc trùng với điểm A, hoặc nằm giữa hai điểm A và B, hoặc trùng với điểm B.
– Điểm M trùng với điểm A:
– Điểm M nằm giữa 2 điểm A, B:
– Điểm M trùng với điểm B:
Bài 36 (trang 116 SGK Toán 6 Tập 1): Xét ba đoạn thẳng AB, BC, CA trên hình vẽ 36 và trả lời các câu hỏi sau:
a) Đường thẳng a có đi qua mút của đoạn thẳng nào không?
b) Đường thẳng a cắt những đoạn thẳng nào?
c) Đường thẳng a không cắt đoạn thẳng nào?
Hình 36
Lời giải:
a) Đường thẳng a không đi qua mút của đoạn thẳng nào.
(Lưu ý: ví dụ một đoạn thẳng AB có hai mút (hay còn gọi là đầu) là A và B).
b) Đường thẳng a cắt đoạn thẳng AB, AC.
c) Đường thẳng a không cắt đoạn thẳng BC.
Bài 37 (trang 116 SGK Toán 6 Tập 1): Lấy ba điểm không thẳng hàng A, B, C. Vẽ hai tia AB và AC, sau đó vẽ tia Ax cắt đoạn thẳng BC tại điểm K nằm giữa hai điểm B và C.
Lời giải:
Vẽ hình:
Bài 38 (trang 116 SGK Toán 6 Tập 1): Vẽ hình 37 vào vở rồi tô đoạn thẳng BM, tia MT, đường thẳng BT bằng ba màu khác nhau.
Hình 38
Lời giải:
Bạn cần nhớ là:
– Đoạn thẳng được giới hạn bởi hai đầu mút.
– Tia thì giới hạn bởi một đầu (tức là chỉ có một phía).
– Đường thẳng thì không bị giới hạn ở cả hai phía.
Chắc bạn còn giữ bút màu để tô chứ. Nào ta cùng tô thôi!!!
Bài 39 (trang 116 SGK Toán 6 Tập 1): Vẽ hình 38 vào vở rồi vẽ tiếp các đoạn thẳng AE, BD cắt nhau tại I. Vẽ các đoạn thẳng AF, CD cắt nhau tại K. Vẽ các đoạn thẳng BF, CE cắt nhau tại L. Kiểm tra xem các điểm I, K, L có thẳng hàng hay không.
Hình 38
Lời giải:
Vẽ hình 38:
+ Vẽ hai đường thẳng bất kì trên trang giấy rồi trên mỗi đường thẳng lấy ba điểm. Đặt tên các điểm là A, B, C, D, E, F như trên hình vẽ (Lưu ý: Các bạn viết tên các điểm ở phía ngoài hai đường thẳng để tránh sau đó vẽ các đoạn thẳng sẽ chèn vào tên điểm, hình không đẹp).
+ Vẽ các đoạn thẳng AE, BD cắt nhau tại I.
+ Vẽ các đoạn thẳng AF, CD cắt nhau tại K
+ Vẽ các đoạn thẳng BF, CE cắt nhau tại L.
* Kiểm tra I, K, L có thẳng hàng hay không, ta vẽ đường thẳng đi qua I và K rồi xem đường thẳng đó có đi qua L hay không.
Nhận thấy I, K, L thẳng hàng.