Phần Số học – Chương 1: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Sách giải toán 6 Luyện tập 1 trang 59 giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa toán, học tốt toán 6 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:

Luyện tập 1 (trang 59-60)

Bài 152 (trang 59 sgk Toán 6 Tập 1): Tìm số tự nhiên a nhỏ nhất khác 0 biết rằng a chia hết cho 15 và a chia hết cho 18.

Lời giải:

Ta có a ⋮ 15 và a ⋮18 ⇒ a ∈ BC(15, 18).

a là số nhỏ nhất nên a = BCNN(15 ; 18).

Mà 15 = 3.5; 18 = 2.32.

⇒ BCNN(15; 18) = 2.32.5 = 90.

Vậy a = 90.

Luyện tập 1 (trang 59-60)

Bài 153 (trang 59 sgk Toán 6 Tập 1): Tìm các bội chung nhỏ hơn 500 của 30 và 45.

Lời giải:

Có 30 = 2.3.5; 45 = 32.5

⇒ BCNN(30,45) = 2.32.5 = 90

⇒ BC(30; 45) = B(90) = {0; 90; 180; 270; 360; 450; 540; 630; …}

Vậy các bội chung nhỏ hơn 500 của 30 và 45 là: 0; 90; 180; 270; 360; 450.

Luyện tập 1 (trang 59-60)

Bài 154 (trang 59 sgk Toán 6 Tập 1): Học sinhC khi xếp hàng 2, hàng 3, hàng 4, hàng 8 đều vừa đủ hàng. Biết số học sinh lớp đó trong khoảng từ 35 đến 60. Tính số học sinhC.

Lời giải:

Gọi số học sinhC là a.

Học sinh xếp hàng 2, hàng 3, hàng 4, hàng 8 đều vừa đủ nên a là bội của 2, 3, 4, 8.

Hay a ∈ BC(2; 3; 4; 8).

Mà BCNN(2 ; 3 ; 4 ; 8) = 23. 3 = 24.

⇒ BC(2; 3; 4; 8) = B(24) = {0; 24; 48; 72; …}.

Vì số học sinh trong khoảng từ 35 đến 60 nên a = 48.

VậyC có 48 học sinh.

Luyện tập 1 (trang 59-60)

Bài 155 (trang 60 sgk Toán 6 Tập 1): Cho bảng:

a 6 150 28 50
b 4 20 15 50
ƯCLN(a, b) 2
BCNN(a, b) 12
ƯCLN(a, b).BCNN(a, b) 24
a.b 24

a) Điền vào các ô trống của bảng.

b) So sánh tích ƯCLN(a, b).BCNN(a, b) với tích a.b

Lời giải:

a)

– Ở cột thứ hai:

a = 150 = 2.3.52; b = 20 = 22.5

⇒ ƯCLN(a; b) = 2.5 = 10; BCNN(a; b) = 22.3.52 = 300.

ƯCLN(a, b) . BCNN(a, b) = 10.300 = 3000.

a.b = 150.20 = 3000.

– Ở cột thứ ba:

a = 28 = 22.7; b = 15 = 3.5

⇒ ƯCLN(a; b) = 1; BCNN(a; b) = 22.3.5.7 = 420.

ƯCLN(a, b) . BCNN(a, b) = 1.420 = 420.

a.b = 28.15 = 420.

– Ở cột thứ tư:

a = b = 50.

⇒ ƯCLN(a; b) = 50; BCNN(a; b) = 50.

ƯCLN(a, b) . BCNN(a, b) = 50.50 = 2500.

a . b = 2500.

Ta có bảng sau:

a 6 150 28 50
b 4 20 15 50
ƯCLN(a, b) 2 10 1 50
BCNN(a, b) 12 300 420 50
ƯCLN(a, b).BCNN(a, b) 24 3000 420 2500
a.b 24 3000 420 2500

b) Từ bảng trên ta có ƯCLN(a, b).BCNN(a, b) = a.b

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1025

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống