Phần Số học – Chương 1: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Sách giải toán 6 Luyện tập trang 47 giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa toán, học tốt toán 6 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:

Luyện tập (trang 47-48)

Bài 120 (trang 47 sgk Toán 6 Tập 1): Thay chữ số vào dấu * để được các số nguyên tố:

Lời giải:

Tra bảng số nguyên tố các số hai chữ số có hàng chục bằng 5 và bằng 9 ta có :

– 53 ; 59 là các số nguyên tố.

– 97 là số nguyên tố .

Luyện tập (trang 47-48)

Bài 121 (trang 47 sgk Toán 6 Tập 1): a) Tìm số tự nhiên k để 3.k là số nguyên tố.

b) Tìm số tự nhiên k để 7.k là số nguyên tố.

Lời giải:

a) Ta có 3.k ⋮ 3 với mọi số tự nhiên k.

Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1 chỉ chia hết cho 1 và chính nó.

3.k là số nguyên tố chỉ khi 3.k = 3 hay k = 1.

Thử lại : 3.1 = 3 là số nguyên tố.

b) 7.k ⋮ 7 với mọi số tự nhiên k.

7.k là số nguyên tố khi 7.k chỉ chia hết cho 1 và chính nó tức là 7.k = 7 hay k = 1.

Thử lại 7.1 = 7 là số nguyên tố.

Luyện tập (trang 47-48)

Bài 122 (trang 47 sgk Toán 6 Tập 1): Điền dấu “X” vào ô thích hợp:

Câu Đúng Sai
a) Có hai số tự nhiên liên tiếp đều là số nguyên tố.
b) Có ba số lẻ liên tiếp đều là số nguyên tố.
c) Mọi số nguyên tố đều là số lẻ.
d) Mọi số nguyên tố đều có chữ số tận cùng là một trong các chữ số 1, 3, 5, 7, 9.

Lời giải:

a) Đúng. 2 và 3 là hai số tự nhiên liên tiếp và đều là số nguyên tố.

b) Đúng. 3; 5; 7 là ba số lẻ liên tiếp và đều là số nguyên tố.

c) Sai vì có số 2 là số nguyên tố chẵn.

d) Sai vì 2 là số nguyên tố và không tận cùng bằng các chữ số trên.

Vậy ta có bảng sau:

Câu Đúng Sai
a) X
b) X
c) X
d) X

Luyện tập (trang 47-48)

Bài 123 (trang 48 sgk Toán 6 Tập 1): Điền vào bảng sau mọi số nguyên tố p mà bình phương của nó không vượt quá a tức là p2 ≤ a:

a 29 67 49 127 173 253
p 2, 3, 5

Lời giải:

Ta nhớ lại một số kết quả ở bài tập 57:

22 = 4; 32 = 9; 52 = 25; 72 = 49; 112 = 121; 132 = 169; 172 = 289.

Do đó ta có bảng sau:

a 29 67 49 127 173 253
p 2, 3, 5 2, 3, 5, 7 2, 3, 5, 7 2, 3, 5, 7, 11 2, 3, 5, 7, 11, 13 2, 3, 5, 7, 11, 13

Luyện tập (trang 47-48)

Bài 124 (trang 48 sgk Toán 6 Tập 1): Máy bay có động cơ ra đời năm nào?

Máy bay có động cơ ra đời năm , trong đó:

a là số có đúng một ước;

b là hợp số lẻ nhỏ nhất;

c không phải là số nguyên tố, không phải là hợp số và c khác 1;

d là số nguyên tố lẻ nhỏ nhất.

Hình 22

Lời giải:

Số có đúng một ước là số 1 nên a = 1.

Hợp số lẻ nhỏ nhất là số 9 (Các số lẻ nhỏ hơn 9 khác 1: 3, 5, 7 đều là số nguyên tố) nên b = 9.

Số tự nhiên không phải số nguyên tố cũng không phải hợp số là 0 và 1.

Mà c ≠ 1 nên c = 0.

Số nguyên tố lẻ nhỏ nhất là số 3 nên d = 3.

Vậy máy bay có động cơ ra đời năm 1903.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1186

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống