Phần Đại số – Chương 3: Thống kê

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Sách giải toán 7 Bài 3: Biểu đồ giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa toán, học tốt toán 7 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:

Trả lời câu hỏi Toán 7 Tập 2 Bài 3 trang 13: Hãy dựng biểu đồ đoạn thẳng theo các bước sau:

a) Dựng hệ trục tọa độ, trục hành biểu diễn các giá trị x, trục tung biểu diễn tần số n ( độ dài đơn vị trên hai trục có thể khác nhau).

b) Xác định các điểm có tọa độ là cặp số là giá trị và tần số của nó: (28; 2); (30; 8);…(Lưu ý giá trị viết trướ, tần số viết sau).

c) Nối mỗi điểm đó với điểm trên trục hoành có cùng hoành độ. Chẳng hạn điểm (28; 2) được nối với điểm (28; 0);…

Lời giải

Bài 3: Biểu đồ

Bài 10 (trang 14 SGK Toán 7 tập 2): Điểm kiểm tra Toán (học kì I) của học sinh lớp 7C được cho ở bảng 15:

Giá trị (x) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Tần số (n) 0 0 0 2 8 10 12 7 6 4 1 N = 50

a) Dấu hiệu ở đây là gì? Số các giá trị là bao nhiêu?

b) Biểu diễn bằng biểu đồ đoạn thẳng.

Lời giải:

a) Dấu hiệu: Điểm kiểm tra học kì I môn toán.

Số các giá trị: 50.

b) Biểu diễn bằng biểu đồ đoạn thẳng như dưới đây:

Bài 3: Biểu đồ

Bài 11 (trang 14 SGK Toán 7 tập 2): Từ bảng “tần số” lập được ở bài tập 6, hãy dựng biểu đồ đoạn thẳng.

Số con 0 1 2 3 4
Tần số (n) 2 4 17 5 2 N = 30

Lời giải:

Biểu đồ đoạn thẳng về số con của 30 hộ trong một thôn biểu dưới như dưới đây:

Bài 3: Biểu đồ

Luyện tập (trang 14-15 sgk Toán 7 Tập 2)

Bài 12 (trang 14 SGK Toán 7 tập 2): Nhiệt độ trung bình hàng tháng trong một năm của một địa phương được ghi lại trong bảng 16 (đo bằng độ C):

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nhiệt độ trung bình 18 20 28 30 31 32 31 28 25 18 18 17

a) Hãy lập bảng “tần số”.

b) Hãy biểu diễn bằng biểu đồ đoạn thẳng.

Lời giải:

a) Bảng “tần số”

Nhiệt độ (đo bằng độ C) 17 18 20 25 28 30 31 32
Tần số (n) 1 3 1 1 2 1 2 1 N = 12

b) Biểu đồ đoạn thẳng

Bài 3: Biểu đồ

Luyện tập (trang 14-15 sgk Toán 7 Tập 2)

Bài 13 (trang 15 SGK Toán 7 tập 2): Hãy quan sát biểu đồ ở hình 3 (đơn vị của các cột là triệu người) và trả lời các câu hỏi:

a) Năm 1921, số dân của nước ta là bao nhiêu?

b) Sau bao nhiêu năm (kể từ năm 1921) thì dân số nước ta tăng thêm 60 triệu người?

c) Từ 1980 đến 1999, dân số nước ta tăng thêm bao nhiêu?

Lời giải:

Từ biểu đồ hình chữ nhật ta có:

a) Năm 1921, dân số nước ta là 16 triệu người

b) Năm 1921, dân số nước ta là 16 triệu người nếu dân số tăng thêm 60 triệu tức là có 60 + 16 = 76 triệu người. Nhìn trên biểu đồ số 76 tương ứng với năm 1999 và 1999 – 1921 = 78. Vậy sau 78 năm thì dân số nước ta tăng thêm 60 triệu người.

c) Năm 1980 dân số nước ta là 54 triệu người.

Năm 1999 dân số nước ta là 76 triệu người.

Vậy từ năm 1980 đến năm 1999 dân số nước ta tăng 22 triệu.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1096

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống