Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Cánh Diều: tại đây
Hoạt động 1 trang 76 Toán lớp 7 Tập 1:
a) Vẽ trên giấy kẻ ô vuông 6 hình chữ nhật với vị trí và các kích thước như ở Hình 1;
b) Cắt rời theo đường viền của hình vừa vẽ (phần tô màu) và gấp lại để được hình hộp chữ nhật như ở Hình 2;
c) Quan sát hình hộp chữ nhật ở Hình 2 và nêu số mặt, số cạnh, số đỉnh của hình hộp chữ nhật đó.
Lời giải:
a) Học sinh tự thực hiện vẽ hình như hướng dẫn.
b) Học sinh tự thực hiện cắt và gấp hình như hướng dẫn.
c) Hình hộp chữ nhật ở Hình 2 có 6 mặt; 12 cạnh và 8 đỉnh.
Hoạt động 2 trang 76 Toán lớp 7 Tập 1:
Lời giải:
Các mặt của hình hộp chữ nhật là ABCD; A’B’C’D’; AA’B’B; BB’C’C; CC’D’D; DD’A’A.
Các cạnh của hình hộp chữ nhật là: AB; BC; CD; DA; A’B’; B’C’; C’D’; D’A’; AA’; BB’; CC’; DD’.
Các đỉnh của hình lập phương là: Đỉnh A; Đỉnh B; Đỉnh C; Đỉnh D; Đỉnh A’; Đỉnh B’; Đỉnh C’; Đỉnh D’.
Hoạt động 3 trang 77 Toán lớp 7 Tập 1:
a) Mặt AA’D’D là hình gì?
b) So sánh độ dài hai cạnh bên AA’ và DD’.
Lời giải:
a) Mặt AA’D’D là hình chữ nhật.
b) Hai cạnh bên AA’ và DD’ bằng nhau.
Hoạt động 4 trang 77 Toán lớp 7 Tập 1:
Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’. Mỗi đoạn thẳng A’C, B’D, C’A, D’B gọi là đường chéo của hình hộp chữ nhật đó.
Chẳng hạn, ở Hình 6, đoạn thẳng A’C là một đường chéo của hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’.
Hoạt động 5 trang 77 Toán lớp 7 Tập 1:
a) Vẽ trên giấy kẻ ô vuông 6 hình vuông với các kích thước như ở Hình 7;
b) Cắt rời theo đường viền của hình vừa vẽ (phần tô màu) và gấp lại để được hình lập phương như ở Hình 8.
c) Quan sát hình lập phương ở Hình 8 và nêu số mặt, số cạnh, số đỉnh, số đường chéo của hình lập phương đó.
Lời giải:
a) Học sinh tự vẽ hình theo hướng dẫn.
b) Học sinh tự cắt và gấp hình theo hướng dẫn.
c) Hình lập phương trên có 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh và 4 đường chéo.
Hoạt động 6 trang 78 Toán lớp 7 Tập 1:
Lời giải:
Ở hình 9, ta có:
Tên các mặt của hình lập phương là: ABCD; A’B’C’D’; AA’B’B; BB’C’C; CC’D’D; DD’A’A.
Các cạnh của hình lập phương là: AB; BC; CD; DA; A’B’; B’C’; C’D’; D’A’; AA’; BB’; CC’; DD’.
Các đỉnh của hình lập phương là: Đỉnh A; Đỉnh B; Đỉnh C; Đỉnh D; Đỉnh A’; Đỉnh B’; Đỉnh C’; Đỉnh D’.
Các đường chéo: A’C ; B’D ; C’A; D’B.
Hoạt động 7 trang 78 Toán lớp 7 Tập 1:
a) Mặt AA’D’D là hình gì?
b) So sánh đọ dài các cạnh của hình lập phương đó.
Lời giải:
a) Mặt AA’D’D là hình vuông.
b) Các cạnh của hình lập phương có độ dài bằng nhau do các mặt của nó đều là hình vuông.
Luyện tập trang 79 Toán lớp 7 Tập 1:
Lời giải:
Đáy của viên gạch là hình hình chữ nhật nên chu vi đáy của viên gạch là:
(220 + 105).2 = 650 (mm)
Diện tích xung quanh của viên gạch hình hộp chữ nhật đó là:
Sxq = 650.65 = 42 250 (mm2)
Thể tích viên gạch hình hộp chữ nhật đó là:
V = 220.105.65 = 1 501 500 (mm3).
Vậy viên gạch đó có diện tích xung quanh là 42 250 mm2 và thể tích là 1 501 500 mm3.
Bài 1 trang 80 Toán lớp 7 Tập 1:
?
trong bảng sau:
Lời giải:
Bài 2 trang 80 Toán lớp 7 Tập 1: Đố: Đố em chỉ với một thước thẳng có chia đơn vị mi-li-mét (mm) mà đo được độ dài đường chéo của một viên gạch dạng hình hộp chữ nhật (như Hình 15).
Hướng dẫn
Xếp ba viên gạch (xem như ba hình hộp chữ nhật) ở vị trí như Hình 16, rồi đo khoảng cách MN.
Lời giải:
Chúng ta đặt ba viên gạch như hình 16 sau đó đặt thước thẳng có vạch chia đơn vị mm từ điểm M đến điểm N như hình 16.
Khoảng cách MN chính là độ dài đường chéo của viên gạch.
Bài 3 trang 80 Toán lớp 7 Tập 1: Sưu tầm hình ảnh những đồ vật trong thực tiễn có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương, chẳng hạn hình ảnh khối rubik ở Hình 17a, hình ảnh hộp đựng hàng ở Hình 17b.
Lời giải:
Hình hộp chữ nhật
Hộp khăn giấy |
Hộp sữa |
Hộp quà sinh nhật |
Tủ quần áo |
Hình lập phương
Bộ đồ chơi của trẻ |
Hộp quà |
Con xúc xắc |
Khối lập phương đa năng |