Chương 1: Số hữu tỉ

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây

Mục tiêu

Vận dụng kiến thức về số hữu tỉ vào việc tính tiền điện và thuế giá trị gia tăng (GTGT) với các trường hợp đơn giản.

Chuẩn bị

Mỗi nhóm học sinh chuẩn bị vài hóa đơn thanh toán tiền điện.

Tiến hành hoạt động

Học sinh thảo luận nhóm rồi thực hiện tính tiền điện theo bài toán sau:

Định mức giá điện sinh hoạt năm 2021 như sau:

(Nguồn: EVN – Theo QĐ648/QĐ-BCT)

Tiền điện được tính như sau:

Tiền điện = Số kWh tiêu thụ × giá tiền/kWh (theo bậc)

Thuế GTGT (10%) = Tiền điện ×10%.

Tổng tiền thanh toán = Tiền điện + thuế GTGT.

Trong tháng 9/2021, nhà bạn Dung sử dụng hết 154 kWh điện. Tính tiền điện nhà bạn Dung phải trả.

Lời giải:

Ta chia số điện nhà bạn Dung thành ba mức tương ứng với ba bậc:

Mức 1: Từ 0 đến 50 kWh (50 kWh bậc 1).

Mức 2: Từ 51 đến 100 kWh (50 kWh bậc 2).

Mức 3: Từ 101 đến 154 kWh (54 kWh bậc 3).

Số tiền điện nhà bạn Dung phải trả theo bậc 1 là:

50 × 1 678 = 83 900 (đồng)

Số tiền điện nhà bạn Dung phải trả theo bậc 2 là:

50 × 1 734 = 86 700 (đồng)

Số tiền điện nhà bạn Dung phải trả theo bậc 3 là:

54 × 2 014 = 108 756 (đồng)

Tổng số tiền điện của nhà bạn Dung khi chưa có thuế GTGT là:

83 900 + 86 700 + 108 756 = 279 356 (đồng)

Tiền thuế GTGT là:

279 356 × 10% = 27 935,6 (đồng)

Tổng cộng tiền nhà bạn Dung cần thanh toán là:

279 356 + 27 935,6 = 307 291,6 (đồng).

Vậy tổng cộng tiền nhà bạn Dung cần thanh toán là 307291,6 đồng.

Đánh giá

– Các nhóm đánh giá kết quả thực hiện.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá chung quá trình thực hiện, kết quả thu được của từng nhóm.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1096

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống