Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
- Giải Sách Bài Tập Toán Lớp 7
- Sách Giáo Khoa Toán lớp 7 tập 1
- Sách Giáo Khoa Toán lớp 7 tập 2
- Sách Giáo Viên Toán Lớp 7 Tập 1
- Sách Giáo Viên Toán Lớp 7 Tập 2
- Vở Bài Tập Toán Lớp 7 Tập 1
- Vở Bài Tập Toán Lớp 7 Tập 2
Sách giải toán 7 Luyện tập trang 112 giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa toán, học tốt toán 7 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:
Bài 12 (trang 112 SGK Toán 7 Tập 1): Cho tam giác ABC = tam giác HIK, trong đó AB = 2cm , góc B = 40o, BC = 4cm. Em có thể suy ra số đo của những cạnh nào, những góc nào của tam giác HIK.
Lời giải:
Ta có ΔABC = ΔHIK
Theo định nghĩa hai tam giác bằng nhau
HI = AB = 2cm
IK = BC = 4cm
góc I = góc B = 40º
Bài 13 (trang 112 SGK Toán 7 Tập 1): Cho ΔABC = ΔDEF. Tính chu vi mỗi tam giác nói trên biết rằng AB = 4cm, BC = 6cm, DF = 5cm (chu vi mỗi tam giác là tổng độ dài ba cạnh của tam giác đó).
Lời giải:
Vì ΔABC = ΔDEF nên suy ra:
AB = DE = 4cm
BC = EF = 6cm
DF = AC = 5cm
Chu vi tam giác ABC bằng:
AB + BC + CA = 4 + 6 + 5 = 15 (cm)
Chu vi tam giác DEF bằng:
DE + EF + DF = 4 + 6 + 5 = 15 (cm)
Bài 14 (trang 112 SGK Toán 7 Tập 1): Cho hai tam giác bằng nhau: tam giác ABC (không có hai góc nào bằng nhau, không có hai cạnh nào bằng nhau) và một tam giác có ba đỉnh H, I, K. Viết kí hiệu về sự bằng nhau của hai tam giác đó biết AB = KI, góc B = góc K.
Lời giải:
Ta có:
góc B = góc K nên B, K là hai đỉnh tương ứng
AB = KI nên A, I là hai đỉnh tương ứng
Nên ΔABC = ΔIKH