Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
- Giải Sách Bài Tập Toán Lớp 7
- Sách Giáo Khoa Toán lớp 7 tập 1
- Sách Giáo Khoa Toán lớp 7 tập 2
- Sách Giáo Viên Toán Lớp 7 Tập 1
- Sách Giáo Viên Toán Lớp 7 Tập 2
- Vở Bài Tập Toán Lớp 7 Tập 1
- Vở Bài Tập Toán Lớp 7 Tập 2
Sách giải toán 7 Luyện tập trang 38 giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa toán, học tốt toán 7 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:
Bài 78 (trang 38 SGK Toán 7 Tập 1): Khi nói đến tivi loại 21 in –sơ ta hiểu rằng đường chéo màn hình của chiếc tivi này dài 21 in –sơ (in-sơ (inch) kí hiệu “in” là đơn vị đo chiều dài theo hệ thống Anh, Mĩ, 1 in ≈ 2,54 cm) .Vậy đường chéo màn hình của chiếc ti vi này dài khoảng bao nhiêu xentimet?
Lời giải:
Ta có 21 in ≈ 21. 2,54 ≈ 53,34 cm.
Làm tròn đến hàng đơn vị ta được 53cm. (chữ số bỏ đi thứ 2 là 3 < 5)
Vậy đường chéo màn hình của chiếc tivi 21 in dài khoảng 53cm.
Bài 79 (trang 38 SGK Toán 7 Tập 1): Tính chu vi và diện tích của một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 10,234m và chiều rộng là 4,7m (làm tròn đến hàng đơn vị)
Lời giải:
Chu vi mảnh vườn: C = (10,234 + 4,7) . 2 = 29,868(m)
Làm tròn đến hàng đơn vị 29,868 ≈ 30. (chữ số bỏ đi thứ 3 là 8 > 5)
Vậy chu vi mảnh vườn khoảng 30m
Diện tích mảnh vườn: S = 10,234 . 4,7 = 48,0998 (m2).
Làm tròn đến hàng đơn vị 48,0998 ≈ 48. (chữ số thập phân thứ nhất là 0 < 5)
Vậy Diện tích mảnh vườn khoảng 48 m2
Bài 80 (trang 38 SGK Toán 7 Tập 1): Pao (pound ) kí hiệu “lb” còn gọi là cân Anh là đơn vị đo khối lượng Anh 1lb ≈ 0,45kg. Hỏi 1kg gần bằng bao nhiêu pao (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai)
Lời giải:
Áp dụng qui ước làm tròn số
trường hợp 1 : Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi nhỏ hơn 5 thì ta giữ nguyên bộ phận còn lại. Trong trường hợp số nguyên thì ta thay các chữ số bị bỏ đi bằng các chữ số 0.
1 lb ≈ 0,45kg
⇒ 1kg ≈ 1 : 0,45 ≈ 2,(2) lb
Kết quả ta làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai 2,(2) ≈ 2,22
Vậy 1kg ≈ 2,22 lb
Bài 81 (trang 38 SGK Toán 7 Tập 1): Tính giá trị (làm tròn đến hàng đơn vị) của các biểu thức sau bằng hai cách:
Cách 1: Làm tròn các số trước rồi mới thực hiện phép tính.
Cách 2: Thực hiện phép tính rồi làm tròn kết quả.
Lời giải:
a) A = 14,61 -7,15 + 3,2
Cách 1: A ≈ 15 -7 + 3 = 11
Cách 2: A = 14,61 – 7,15 + 3,2 = 10,66 ≈ 11 (chữ số bỏ đi thứ 2 là 6 > 5)
b) B = 7,56 . 5,173
Cách 1 : B ≈ 8.5 = 40
Cách 2 : B = 7,56. 5,173 = 39,10788 ≈ 39 (chữ số thập phân thứ nhất là 1 < 5)
c) C = 73,95 : 14,2
Cách 1 : C≈ 74 : 14 ≈ 5,2857 ≈ 5 (chữ số thập phân thứ nhất là 2 < 5)
Cách 2 : C = 73,95 : 14,2 = 5,207746 ≈ 5 (chữ số thập phân thứ nhất là 2 < 5)
Nhận xét : Hai cách làm cho ta hai kết quả xấp xỉ nhau nhưng cách 2 cho ta kết quả với độ chính xác cao hơn , cách 1 lại có thể tính nhẩm dễ dàng hơn.