Chủ đề 5: Con người và sức khoẻ

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 3 – Cánh Diều: tại đây

Bài 16 trang 88 Câu hỏi: Khi bạn hoặc ai đó bị đứt tay, bạn nhìn thấy gì ở vết thương?

Trả lời:

Khi em hoặc ai đó bị đứt tay, em nhìn thấy máu ở vết thương.

1. Các bộ phận chính của cơ quan tuần hoàn

Bài 16 trang 88 Câu hỏi: Chỉ và nói tên các bộ phận chính của cơ quan tuần hoàn trong sơ đồ bên.

Trả lời:

Học sinh chỉ và nói tên các bộ phận chính của cơ quan tuần hoàn trong sơ đồ bên: Tim, các mạch máu.

2. Chức năng của cơ quan tuần hoàn

Bài 16 trang 89 Câu 1: Đặt tay phải lên ngực trái của mình (hình 1), đếm nhịp đập của tim trong một phút.

Trả lời:

Nhịp đập của tim là 85 lần/phút.

Bài 16 trang 89 Câu 2: Đặt hai đầu ngón tay của tay phải lên cổ tay trái tại vị trí ngay dưới nếp gấp cổ tay (hình 2). Đếm nhịp đập của mạch trong một phút.

Trả lời:

Nhịp đập của mạch là 85 lần/phút

Bài 16 trang 89 Câu 3: Chia sẻ với các bạn về các kết quả trên.

Trả lời:

Học sinh chia sẻ với các bạn về các kết quả trên.

Bài 16 trang 89 Câu hỏi: Nhịp tim của em thay đổi thế nào khi em vận động nhẹ và vận động mạnh? Vì sao?

Trả lời:

– Khi em vận động nhẹ, nhịp tim tương đối chậm. Vì lượng năng lượng tiêu hao sẽ ít nên tim chỉ cần đập chậm cũng đủ lượng máu để nuôi cơ thể.

– Khi em vận động mạnh, nhịp tim tăng. Vì khi đó, em sẽ dùng nhiều sức và năng lượng nên tim sẽ gia tăng nhịp đập để thúc đẩy máu được vận chuyển cung cấp khí ô xi và các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể.

Bài 16 trang 90 Câu hỏi: Chỉ và nói đường đi của máu trong sơ đồ dưới đây.

Trả lời:

Học sinh chỉ và nói đường đi của máu ghi trong sơ đồ.

Bài 16 trang 90 Câu hỏi: Cơ quan tuần hoàn có chức năng gì?

Trả lời:

Cơ quan tuần hoàn có chức năng: vận chuyển máu từ tim đến các cơ quan của cơ thể; vận chuyển máu từ các cơ quan của cơ thể về tim.

3. Bảo vệ cơ quan tuần hoàn

Bài 16 trang 91 Câu hỏi: Theo em, trạng thái cảm xúc nào dưới đây có lợi hoặc có hại đối với cơ quan tuần hoàn? Vì sao?

Trả lời:

Trạng thái cảm xúc có lợi đối với cơ quan tuần hoàn: 1. Vui vẻ, 4. Thoải mái. Vì khi vui vẻ, thoải mái, các cơ quan tuần hoàn sẽ được thư giãn.

– Trạng thái cảm xúc có hại đối với cơ quan tuần hoàn: 2. Tức giận, 3. Lo lắng. Vì khi tức giận, lo lắng, nhịp tim sẽ tăng cao, các cơ sẽ trong trạng thái căng cứng.

Bài 16 trang 91 Câu hỏi: Kể thêm một số trạng thái cảm xúc có lợi hoặc có hại đối với cơ quan tuần hoàn.

Trả lời:

– Một số trạng thái cảm xúc có lợi đối với cơ quan tuần hoàn: thư giãn, vui, tích cực,…

– Một số trạng thái cảm xúc có hại đối với cơ quan tuần hoàn: giận dữ, sợ hãi, chán nản, tiêu cực, căng thẳng…

Bài 16 trang 92 Câu hỏi: Hãy nói về những việc cần làm hoặc cần tránh để bảo vệ cơ quan tuần hoàn trong những hình dưới đây.

Trả lời:

– Cần làm:

+ Thường xuyên vận động vừa sức.

+ Chơi thể thao vừa sức.

+ Tắm gội thường xuyên:

– Cần tránh:

+ Ngồi lâu.

Bài 16 trang 92 Câu 1: Kể thêm một số việc làm để bảo vệ cơ quan tuần hoàn.

Trả lời:

– Nghỉ ngơi đủ và đúng giờ.

– Sống vui vẻ, không tức giận, căng thẳng.

– Không làm việc quá sức.

-….

Bài 16 trang 92 Câu 2: Em đã thực hiện những việc làm nào để bảo vệ cơ quan tuần hoàn?

Trả lời:

Em đã:

– Thường xuyên vận động vừa sức.

– Chơi thể thao vừa sức.

– Sống vui vẻ, không tức giận, căng thẳng…

Bài 16 trang 92 Câu 3: Em cần thay đổi thói quen nào để bảo vệ cơ quan tuần hoàn?

Trả lời:

Em cần thay đổi thói quen nghỉ ngơi không đúng giờ. Vì em thường thức khuya dẫn đến mệt mỏi….

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 987

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống