Chương 2: Động lực học chất điểm

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Giải Bài Tập Vật Lí 10 – Bài 16: Định luật III Niu-tơn (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Câu 1 (trang 74 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Khi đi bộ xa hoặc leo núi, ta chống gậy thì đỡ mỏi chân. Tại sao?

Lời giải:

Để đi được trên mặt đường, ta phải đạp vào mặt đường một lực hướng ra sau, mặt đường phản lại một lực hướng ra phía trước, lực này giúp ta chuyển động. việc chống gậy cũng tương tự như vậy nhưng gậy đã thay bớt hoạt động của đôi chân – giúp đỡ mỏi chân hơn.

Câu 2 (trang 74 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Tìm hiểu tác dụng của cái bàn đạp mà các vận động viên chạy cự li ngắn thường dùng khi xuất phát.

Lời giải:

Khi xuất phát, vận động viên tác dụng một lực(đạp mạnh) vaò bàn đạp, bàn đạp tạo phản lực đẩy vận động viên về phía trước. Như vậy bàn đạp có tác dụng chống trượt khi vận động viên đạp mạnh ra phía sau đồng thời tạo phản lực lớn nhất giúp vận động viên đạt được tốc độ lớn nhất ngay sau xuất phát.

Câu 3 (trang 74 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Khi chèo thuyền, muốn cho thuyền tiến hoặc lùi phải làm thế nào?

Lời giải:

Khi chèo thuyền muốn cho thuyền tiến ta phải gạt mái chèo dưới nước về phía sau: mục đích tác dụng vào nước một lực hướng ra sau, nước phản lại một lực hướng về trước. Thông qua mái chèo và người ngồi trên thuyền, phản lực đẩy thuyền về phía trước.

Tương tự, muốn thuyền lùi, ta phải gạt mái chèo ra phía trước.

Câu 4 (trang 74 sgk Vật Lý 10 nâng cao): An và Bình đi giày patanh, mỗi người cầm một đầu sợi dây. Hỏi hai bạn sẽ chuyển động như thế nào nếu:

– Hai người cùng kéo dây về phía mình?

– An giữ nguyên một đầu dây, chỉ có Bình kéo?

Lời giải:

* Hai người cùng kéo dây về phía mình: theo định luật III Niuton, lực mà An tác dụng vào Bình và lực mà Bình tác dụng vào An (thông qua sợi dây) là hai lực trực đối không cân bằng. Kết quả: cả hai tiến lại gần nhau.

Trường hợp một trong hai có lực ma sát với mặt đường lớn hơn thì tốc độ tiến về phía bạn chậm hơn, thậm chí đứng yên.

* Trường hợp An giữ nguyên một đầu dây, chỉ có Bình kéo: Bình tác dụng vào An một lực, ngược lại, theo định luật III Niuton An cũng phản lại một lực (dù không chủ động kéo) tác dụng vào Bình. Kết quả cả hai cùng tiến gần nhau, chậm hơn so với cả hai cùng kéo.

Câu 5 (trang 74 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Tìm thêm ví dụ thực tế về sự tương tác giữa các vật.

Lời giải:

Ví dụ thực tế về sự tương tác giữa hai vật: kéo co; gò tay xuống mặt bàn thấy tay đau; hai xe tông nhau trong các vụ tai nạn giao thông…

Bài 1 (trang 75 sgk Vật Lý 10 nâng cao): (Bài toán xác định khối lượng dựa vào tương tác)

Xe lăn 1 có khối lượng m1 = 400g có gắn một lò xo. Xe lăn 2 có khối lượng m2. Ta cho hai xe áp gần nhau bằng cách buộc dây để nén lò xo (hình 16.6). Khi ta đốt dây buộc, lò xo dãn ra và sau một thời gian Δt rất ngắn, hai xe đi về hai phía ngược nhau với tốc độ v1 = 1,5m/s; v2 = 1m/s. Tính m2 (bỏ qua ảnh hưởng của ma sát trong thời gian Δt ).

Lời giải:

Lời giải:

Gọi F12 là lực mà thông qua lò xo, xe (1) tác dụng lên xe (2).

Theo định luật II Niuton:

F21 là lực mà thông qua lò xo, xe (2) tác dụng lên xe (1).

Theo định luật II Niuton:

Theo định luật III Niuton, về độ lớn: F12 = F21    (c)

Từ (a),(b) và (c) suy ra:

Vậy khối lượng xe lăn (2) là m2 = 600g.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1126

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống