Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
- Giải Vật Lí Lớp 10
- Sách Giáo Khoa Vật Lý 10
- Giải Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 10
- Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 10
- Sách giáo khoa vật lý 10 nâng cao
- Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 10 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 10
- Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 10 Nâng Cao
Giải Bài Tập Vật Lí 10 – Bài 30: Thực hành: Tổng hợp hai lực (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:
Họ và tên………………………………….. Lớp………….. Tổ……….
Tên bài thực hành: Tổng hợp hai lực.
I. Mục đích thí nghiệm:
+ Kiểm nghiệm lại quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy và quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều.
+ Rèn luyện kỹ năng sử dụng lực kế.
II. Cơ sở lý thuyết
+ Tổng hợp hai lực đồng quy:
Tổng hợp lực là thay thế hai hay nhiều lực cùng tác dụng vào vật bằng một lực duy nhất có tác dụng giống như tất cả các lực ấy.
Lực thay thế gọi là hợp lực. Hợp lực của nhiều lực được xác định theo qui tắc của hình bình hành: F→= F1→+ F2→
Ta được:
Vì 0o ≤ α ≤ 180o nên -1 ≤ cosα ≤ 1 ⇒ |F1 – F2| ≤ F ≤ |F1 + F2|
+ Tổng hợp hai lực song song cùng chiều.
Hợp lực của hai lực F1→và F2→song song cùng chiều tác dụng vào một vật rắn là một lực F→song song cùng chiều với hai lực và có độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực đó: F = F1 + F2.
Giá của hợp lực F→chia khoảng cách giữa hai giá của F1→và F2→thành những đoạn thẳng tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy:
III. Kết quả thí nghiệm
a) Tổng hợp hai lực đồng quy
Bảng 30.1
Như vậy kết quả đo R theo thực nghiệm gần sát với kết quả xác định theo quy tắc hình bình hành nếu bỏ qua sai số trong quá trình làm thực nghiệm. Vậy lực tổng hợp của hai lực đồng quy tuân theo quy tắc hình bình hành.
b) Tổng hợp hai lực song song cùng chiều.
Bảng 30.2
Ta thấy các kết quả đo hợp lực P thu được bằng tính toán gần sát với kết quả thu được trong hai thí nghiệm.
Có sự sai lệch trong kết quả đo là do sai số ở dụng cụ đo và sai số trong quá trình làm thí nghiệm.