Chương 4: Các định luật bảo toàn

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Giải Bài Tập Vật Lí 10 – Bài 36: Thế năng đàn hồi (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Câu c1 (trang 169 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Hãy cho biết khả năng sinh công của những vật biến dạng trong các ví dụ trong SGK

Lời giải:

HDTL:

– Cánh cung khi bị uốn cong sẽ dự trữ một năng lượng dưới dạng thế năng. Khi tên bay, rời khỏi dây cung lực đàn hồi thực hiện công

– Lò xo bị nén sẽ có thế năng đàn hồi. độ biến thiên thế năng đàn hồi bằng công của lực đàn hồi

– Khi sào nhảy bị uốn cong, lực đàn hồi sinh công nâng vận động viên lên cao để vượt qua xà ngang

Câu c2 (trang 170 sgk Vật Lý 10 nâng cao):

Hãy chứng tỏ khi giảm biến dạng của lò xo, công của lực đàn hồi là công phát động và khi tăng biến dạng, công của lực đàn hồi là công cản.

Lời giải:

HDTL:

– Khi giảm biến dạng của lò xo thì x1 > x2

Công của lực đàn hồi là công phát động

– Khi tăng biến dạng của lò xo thì x1 < x2 ⇒ A12 < 0 : công là công cản.

Câu 1 (trang 171 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Nêu đặc điểm của lực đàn hồi và công thức xác định nó

Lời giải:

HDTL: đặc điểm của lực đàn hồi:

– Lực đàn hồi xuất hiện khi một vật bị biến dạng đàn hồi, có hướng ngược hướng biến dạng, có độ lớn tỉ lệ với độ biến dạng.

– Công thức F = -kx với x là độ biến dạng

Câu 2 (trang 171 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Tính công mà lực đàn hồi thực hiện trong biến dạng của lò xo. Công này liên hệ với độ biến thiên thế năng đàn hồi như thế nào?

Lời giải:

HDTL: vì lực đàn hồi thay đổi theo độ biến dạng của lò xo. Nên ta chia nhỏ độ biến dạng toàn phần thành những đoạn biến dạng Δx vô cùng nhỏ sao cho tương ứng với Δx lực đàn hồi coi là không đổi.

Khi đó: δA=F.δx= -kxδx

Công toàn phần là:


Vậy công của lực đàn hồi bằng độ giảm thế năng đàn hồi.

Câu 3 (trang 171 sgk Vật Lý 10 nâng cao): 3. Viết biểu thức của thế năng đàn hồi. nêu các tính chất của thế năng này.

Lời giải:

HDTL:

Tính chất:

– Thế năng đàn hồi là đại lượng vô hướng, dương

– Thế năng đàn hồi cũng được xác định sai kém một hằng số cộng tùy theo cách chọn gốc tọa độ tương ứng với vị trí cân bằng.

– Đơn vị: Jun (J)

Bài 1 (trang 171 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Cho một lò xo nằm ngang ở trạng thái ban đầu không bị biến dạng. khi tác dụng một lực F= 3N kéo lò xo cùng theo phương nằm ngang, ta thấy nó dãn được 2cm.

a) Tìm độ cứng của lò xo.

b) Xác định giá trị thế năng đàn hồi của lò xo khi nó dãn được 2cm

c) Tính công do lực đàn hồi thực hiện khi lò xo được kéo dãn thêm từ 2cm đến 3,5cm. công này dương hay âm? Giải thích ý nghĩa. Bỏ qua mọi lực cản

Lời giải:

a) Từ công thức │F│= kx


Công này là công âm, gọi là công cản so với công phát động của lực kéo

Bài 2 (trang 171 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Giữ một vật khối lượng 0,25kg ở đầu một lò xo đặt thẳng đứng với trạng thái ban đầu chưa bị biến dạng. ấn cho vật đi xuống làm lò xo bị biến dạng một đoạn 10cm. tìm thế năng tổng cộng của hệ vật – lò xo tại vị trí này. Lò xo có độ cứng 500N/m và bỏ qua khối lượng của nó. Cho g = 10m/2 và chọn mức không của lò xo tại vị trí lò xo không biến dạng

Lời giải:

Chọn mốc thế năng tại vị trí lò xo không biến dạng

– Thế năng đàn hồi của vật tại vị trí lò xo bị nén một đoạn 10cm xuống phía dưới là

– Tại vị trí trên, thế năng trọng trường của vật là:

Wt = mgz = 0,25.10.(-0,1) = -0,25J

– Vậy thế năng tổng cộng của hệ vật – lò xo tại vị trí lò xo bị nén 10cm xuống phía dưới là:

Wđh+ Wt = 2,5 + (-0,25) = 2,25J

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1056

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống