Chương 4: Từ trường

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Giải Bài Tập Vật Lí 11 – Bài 35: Từ trường Trái Đất (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Câu 1 (trang 172 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Độ từ thiên là gì?

Lời giải:

• Các đường sức từ của từ trường Trái Đất nằm trên mặt đất gọi là các kinh tuyến từ. Kinh tuyến từ và kinh tuyến địa lý không trùng nhau. Góc lệch giữa kinh tuyến từ và kinh tuyến địa lý là độ từ thiên hay góc từ thiên D.

• Tùy theo vị trí khác nhau trên mặt đất mà có nơi thì cực Bắc của kim la bàn lệch sang phía đông, có nơi lại lệch sang phía tây. Người ta quy ước độ từ thiên ứng với trường hợp cực Bắc của kim la bàn sang phía đông là độ từ thiên dương D > 0, ngược lại là độ từ thiên âm D < 0. Ở Việt Nam độ từ thiên rất nhỏ và có giá trị âm.

Câu 2 (trang 172 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Độ từ khuynh là gì?

Lời giải:

* Góc hợp bởi kim nam châm của la bàn và mặt phẳng nằm ngang gọi là độ từ khuynh (hay góc từ khuynh) được lý hiệu là I. loại la bàn để đo độ từ khuynh là la bàn từ khuynh. La bàn ta thường dùng là la bàn từ thiên.

* Ở Bắc bán cầu, cực Bắc của kim nam châm nằm ở phía dưới mặt phẳng nằm ngang, người ta quy ước đó là độ từ khuynh dương. Ở Nam bán cầu, cực Bắc của kim nam châm ở phía trên mặt phẳng nằm ngang, người ta quy ước đó là độ từ khuynh âm. Trên Trái Đất tại hai từ cực có độ từ khuynh lớn nhất và bằng 90o.

Câu 3 (trang 172 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Bão tử là gì? Bão từ có ảnh hưởng gì đến các hoạt động của con người không?

Lời giải:

• Nếu các yếu tố của từ trường Trái Đất (cảm ứng từ, độ từ thiên, độ từ khuynh) thay đổi cùng lúc trên quy mô hành tinh thì ta gọi là bão từ.

• Bão từ yếu diễn ra trong khoảng thời gian ngắn. Những nơi bão từ mạnh kéo dài hàng chục giờ, thậm chí vài ngày. Bão từ mạnh xuất hiện trong thời gian hoạt động của mặt trời. Những cơn bão từ mạnh có ảnh hưởng đến việc liên lạc vô tuyến trên hành tinh.

Bài 1 (trang 172 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Chọn nhưng thuật ngữ thích hợp trong bài học điền vào chỗ trống trong các câu sau để được phát biểu đúng.

A. Góc hợp bởi kim la bàn từ thiên và kinh tuyến địa lý gọi là…

B. Góc hợp với kim la bàn từ khuynh và mặt phẳng nằm ngang gọi là…

C. Người ta quy ước… ứng với trường hợp cực Bắc của kim la bàn từ thiên lệch về phía Đông (so với kinh tuyến địa lý).

D. Người ta quy ước… ứng với trường hợp cực Bắc của kim la bàn từ khuynh nằm ở phía trên mặt phẳng nằm ngang.

Lời giải:

A. Góc hợp bởi kim la bàn từ thiên và kinh tuyến địa lý gọi là “độ từ thiên (hay góc từ thiên)”

B. Góc hợp với kim la bàn từ khuynh và mặt phẳng nằm ngang gọi là “độ từ khuynh (hay góc từ khuynh)”

C. Người ta quy ước “độ từ thiên dương” ứng với trường hợp cực Bắc của kim la bàn từ thiên lệch về phía Đông (so với kinh tuyến địa lý).

D. Người ta quy ước ”độ từ khuynh âm” ứng với trường hợp cực Bắc của kim la bàn từ khuynh nằm ở phía trên mặt phẳng nằm ngang.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1121

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống