Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
- Giải Vật Lí Lớp 11
- Sách Giáo Khoa Vật Lý 11
- Giải Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 11
- Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 11
- Sách Giáo Khoa Vật Lý 11 nâng cao
- Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 11 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 11
- Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 11 Nâng Cao
Giải Bài Tập Vật Lí 11 – Bài 51: Các tật của mắt và cách khắc phục (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:
Câu 1 (trang 256 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Hãy nêu những đặc điểm của mắt cận và cách khắc phục tật cận thị
Lời giải:
* Đặc điểm của mắt cận: Là mắt khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trước võng mạc.
fmax < OV; OCc < Đ; OCv < ∞ ⇒ Dcận > Dthường
* Sửa tật:
Nhìn xa được như mắt thường phải đeo một thấu kính phân kì sao cho ảnh của vật ở ∞ qua kính hiện lên ở điểm cực viễn của mắt.
Ta có: d1 = ∞; d’1 = -(OCv-L) = fk; d’1 + d2 = OO’; d’2 = OV
L = OO’ = khoảng cách kính tới mắt
Nếu kính đeo sát mắt L = 0 thì fk = -OCv
Câu 2 (trang 256 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Hãy nêu những đặc điểm của mắt viễn và cách khắc phục tật viễn thị.
Lời giải:
* Đặc điểm của mắt viễn thị: Là mắt khi không điều tiết có tiêu điểm nằm sau võng mạc.
fmax > OV; OCc > Đ; OCv: là ảo ở sau mắt ⇒ Dviễn < Dthường
* Cách khắc phục: 2 cách
+ Đeo một thấu kính hội tụ để nhìn xa vô cực như mắt thường mà không cần điều tiết (khó thực hiện)
+ Đeo một thấu kính hội tụ để nhìn gần như mắt thường (đây là cách thường dùng)
d1 = Đ; d’1 = -(OCc – L); d’1 + d2 = OO’; d’2 = OV
Câu 3 (trang 256 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Hãy nêu những đặc điểm của mắt lão và cách khắc phục tật lão thị.
Lời giải:
* Đặc điểm của mắt lão thị: Mắt lão là mắt của người già do khả năng điều tiết của mắt kém vì tuổi tác. Mắt lão là mắt nhìn rõ các vật ở xa, nhưng không nhìn rõ các vật ở gần.
So sánh mắt cận với mắt lão:
(OCc)cận > (OCc)thường và (OCv)cận = (OCv)thường = ∞
* Cách khắc phục
Đeo một thấu kính hội tụ (TKHT) để nhìn gần như mắt thường.
Bài 1 (trang 256 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Chọn câu đúng
Trong trường hợp nào của các trường hợp sau, mắt nhìn thấy ở xa vô cực
A. Mắt không có tật, không điều tiết
B. Mắt không có tật và điều tiết tối đa
C. Mặt cận không điều tiết
D. Mắt viễn không điều tiết
Lời giải:
Trường hợp mắt nhìn thấy ở xa vô cực là mắt không có tật, không điều tiết
Đáp án: A
Bài 2 (trang 256 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Chọn câu đúng
Mắt lão nhìn thấy ở xa vô cùng khi
A. Đeo kính hội tụ và mắt không điều tiết
B. Đeo kính phân kì và mắt không điều tiết
C. Mắt không điều tiết
D. Đeo kính lão
Lời giải:
Mắt lão nhìn thấy ở xa vô cùng khi không điều tiết
Đáp án: C
Bài 3 (trang 256 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Mắt cận có điểm cực viễn cách mắt 50 cm và điểm cực cận cách mắt 12,5 cm.
a) Tính độ tụ của kính phải đeo để mắt thấy rõ vật ở xa vô cực.
b) Khi đeo kính thì mắt sẽ nhìn rõ được vật đặt cách mắt gần nhất là bao nhiêu?
Kính đeo sát mắt, quang tâm của kính coi như trùng với quang tâm của mắt.
Lời giải:
a) Sơ đồ tạo ảnh qua kính:
Với kính (L) người cận thị thấy rõ vật ở rất xa (d = ∞), khi ảnh ảo của nó ở tại cực viễn Cv và kính đeo sát mắt (l = 0)
d’ = l – OCv = 0 – 50 cm = -0,5m
Tiêu cự của kính cần đeo là: f = -0,5m
Độ tụ của kính cần đeo là: D = 1/f = -2 điôp
b) Khi đeo kính (L), người này có cực cận mới Cck khi ảnh ảo của vật hiện ra ở cực cận Cc khi không đeo kính: d’c = l – OCc = 0 – 12,5 cm = -12,5 cm
Khi đeo kính, mắt nhìn thấy điểm gần nhất cách mắt là dc = OCck:
Đáp số: a) D = -2 điôp
b) dc = 16,7 cm
Bài 4 (trang 256 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Mắt viễn nhìn rõ được vật đặt cách mắt gần nhất 40 cm. Tính độ tụ của kính phải đeo để có thể nhìn rõ vật đặt cách mắt gần nhất là 25 cm trong hai trường hợp:
a) Kính đeo sát mắt
b) Kính đeo cách mắt 1 cm
Lời giải:
Sơ đồ tạo ảnh qua kính:
dmin = dc khi d’min = d’c = l – OCc
a) Kính đeo sát mắt l = 0
dc = dmin = 25 cm = 0,25 m khi d’min = d’c = -OCc = -40 cm = -0,4 m
Độ tụ của kính là:
b) Kính đeo cách mắt l = 1 cm
dc = dmin = 25 – 1 = 24 cm = 0,24 m khi d’min = d’c = 1 – OCc = 1 – 40 = -39 cm = -0,39 m
Độ tụ của kính là:
Đáp số: a) D = 1,5 dp
b) D = 1,6 dp