Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
- Sách Giáo Khoa Vật Lý 12 nâng cao
- Sách Giáo Khoa Vật Lý 12
- Giải Vật Lí Lớp 12
- Giải Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 12
- Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 12
- Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 12 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 12
- Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 12 Nâng Cao
Giải Bài Tập Vật Lí 12 – Bài 56: Phản ứng phân hạch (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:
Câu 1 (trang 287 sgk Vật Lí 12 nâng cao): Phản ứng phân hạch là gì?
Lời giải:
Phản ứng phân hạch là phản ứng mà trong đó một hạt nhân rất nặng hấp thu một nơtron chậm rồi vỡ ra thành hai hạt nhân trung bình đồng thời phóng ra từ 2 đến 3 nơtron và tỏa ra năng lượng lớn.
Lời giải:
* Các nơtron sinh ra sau phản ứng phân hạch lại có thể bị hấp thụ cách hạt nhân Urani (hoặc phutoni) khác và cứ thế sự phân hạch tiếp diễn thành một dây chuyền. Các phản ứng này tăng lên rất nhanh trong một thời gian ngắn ta gọi đó là phản ứng dây chuyền.
* Điều kiện xảy ra phản ứng dây chuyền:
Số hạt nhân nơtron trung bình k còn lại sau mỗi phân hạch (hệ số nhân nơtron)
+ Nếu k < 1 thì phản ứng dây chuyền không xảy ra.
+ Nếu k = 1 thì phản ứng dây chuyền xảy ra với mật độ nơtron không đổi. Đó là phản ứng dây chuyền điều khiển được xảy ra trong các lò phản ứng hạt nhân.
+ Nếu k > 1 thì dòng nơ tron tăng liên tục theo thời gian, dẫn đến vụ nổ nguyên tử.
+ Ngoài ra khối lượng nhiên liệu hạt nhân phải có một giá trị tối thiểu gọi là khối lượng tới hạn mth.
Lời giải:
Bộ phận chính của nhà máy điện hạt nhân là lò phản ứng hạt nhân. Chất tải nhiệt sơ cấp, sau khi chạy qua vùng tâm lò, sẽ chảy qua bộ phận trao đổi nhiệt, cung cấp nhiệt cho lò sinh hơi. Hơi nước làm chạy tua bin phát điện giống như trong nhà máy điện thông thường.
A. Thường xảy ra một cách tự phát thành nhiều hạt nhân nhẹ hơn.
B. Thành hai hạt nhân nhẹ hơn, do hấp thụ một notron.
C. Thành hai hạt nhân nhẹ hơn và vài notron, sau khi hấp thụ một notron chậm.
D. Thành hai hạt nhân nhẹ hơn, thường xảy ra một cách tự phát.
Lời giải:
Chọn C.
Lời giải:
Chọn C.
A. k < 1 B. k = 1 C. k > 1 D. k ≥ 1.
Lời giải:
Chọn D.
Tính năng lượng mà một phân hạch tỏa ra.
Cho biết: mU = 234,99u; mMo = 94,88u; mLa = 138,87u. Bỏ qua khối lượng của electron.
Lời giải:
Năng lượng mà một phân hạch tỏa ra: Q = (M0 – M)c2
với M0 = mU + mn = 234,99 + 1,01 = 236u
M = mM0 + mLa + 2mn = 94,88u +138,87u + 2.1,008665 = 235,77u.
Từ đó: Q = (236u – 235,77u).c2 = 0,23u.c2 = 214,245 MeV.