Chương 2: Nhiệt học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Giải Bài Tập Vật Lí 6 – Bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo) giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Bài C1 (trang 84 SGK Vật Lý 6): Có gì khác nhau giữa nhiệt độ của nước trong cốc đối chứng và trong cốc thí nghiệm?

Lời giải:

Quan sát thí nghiệm ta thấy:

– Nhiệt độ của nước trong cốc đối chứng và cốc thí nghiệm lúc đầu bằng nhau.

– Sau khi cho đá lạnh vào cốc thí nghiệm thì nhiệt độ nước trong cốc thí nghiệm thấp hơn trong cốc đối chứng.

Bài C2 (trang 84 SGK Vật Lý 6): Có hiện tượng gì xảy ra ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm?

Lời giải:

Ta thấy hiện tượng ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm (cốc nước đá) có những giọt nước đọng lại, còn cốc đối chứng không có hiện tượng này.

Bài C3 (trang 84 SGK Vật Lý 6): Các giọt đọng ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm có thể là do nước trong cốc thấm ra không? Tại sao?

Lời giải:

* Các giọt nước đọng ở ngoài cốc thí nghiệm không phải là do nước ở trong cốc thấm ra.

Vì nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm không có màu còn nước ở trong cốc có pha màu. Nước trong cốc không thể thấm qua thuỷ tinh ra ngoài được.

Bài C4 (trang 84 SGK Vật Lý 6): Các giọt nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm là do đâu mà có?

Lời giải:

Do không khí có chứa hơi nước nên lớp không khí tiếp xúc với mặt ngoài của cốc thí nghiệm bị lạnh xuống và ngưng tụ lại thành những giọt nước.

Bài C5 (trang 84 SGK Vật Lý 6): Vậy dự đoán của chúng ta có đúng không?

Lời giải:

Theo kết quả nhận xét từ câu 1 đến câu 4 cho ta thấy dự đoán của ta về sự ngưng tụ là quá trình ngược với sự bay hơi là đúng.

Bài C6 (trang 84 SGK Vật Lý 6): Hãy nêu hai thí dụ về hiện tượng ngưng tụ.

Lời giải:

– Sương (do không khí có chứa hơi nước, đêm xuống nhiệt độ hạ thấp làm hơi nước trong không khí bị lạnh ngưng tụ thành sương).

– Mưa: do những đám mây có chứa hơi nước gặp lạnh ngưng tụ lại thành mưa.

Bài C7 (trang 84 SGK Vật Lý 6): Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng lại trên lá cây vào ban đêm

Lời giải:

Về ban đêm nhiệt độ hạ xuống, hơi nước trong không khí quanh lá cây ngưng tụ thành những giọt sương, nhiều giọt sương tụ lại tạo thành những giọt nước.

Bài C8 (trang 84 SGK Vật Lý 6): Tại sao rượu đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu đậy nút kín thì không cạn?

Lời giải:

* Khi không đậy nút mặt thoáng của rượu thông với không khí bên ngoài nên sự bay hơi xảy ra mạnh hơn so với sự ngưng tụ nên hơi rượu thoát ra ngoài không khí do đó rượu cạn dần.

* Rượu đựng trong chai cũng đồng thời xảy ra 2 quá trình bay hơi và ngưng tụ, nhưng rượu trong chai đậy kín có bao nhiêu rượu bay hơi thì cũng có bấy nhiêu rượu ngưng tụ lại nên lượng rượu sẽ không giảm.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1132

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống