Chương 2: Âm học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Giải Bài Tập Vật Lí 7 – Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Bài C1 (trang 43 SGK Vật Lý 7): Hình nào trong các hình 15.1, 15.2, 15.3 thể hiện tiếng ồn đến mức ô nhiễm tiếng ồn? Vì sao em biết?


Lời giải:

Hình 15.2. Vì tiếng ồn máy khoan to, gây ảnh hưởng đến việc gọi điện thoại và gây điếc tai người thợ khoan.

Hình 15.3. Vì tiếng ồn to kéo dài từ chợ, gây ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh.

Kết luận: tiếng ồn gây ô nhiễm gây tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người.

Bài C2 (trang 43 SGK Vật Lý 7): Trường hợp nào sau đây có ô nhiễm tiếng ồn?

a) Tiếng hét rất to sát tai.

b) Làm việc cạnh máy xay xát thóc, gạo, ngô…,

c) Nhà ở cạnh chợ.

d) Bệnh viện, trạm xà ở cạnh chợ.

Lời giải:

Chọn b; c; d lần lượt vì tiếng ồn (nổ lớn) của động cơ xay xát và tiếng ồn của chợ thường kéo dài gây cảm giác khó chịu. Không chọn a vì tiếng hét to nhưng không kéo dài.

Bài C3 (trang 44 SGK Vật Lý 7): Từ các thông tin về các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn giao thông nêu trên, hãy điền các biện pháp cụ thể làm giảm tiếng ồn vào chỗ trống trong bảng dưới đây:

Cách làm giảm tiếng ồn Biện pháp cụ thể làm giảm tiếng ồn
1) Tác động vào nguồn âm ………………
2) Phân tán âm trên đường truyền ………………
3) Ngăn không cho âm truyền đến tai ………………

Lời giải:

Cách làm giảm tiếng ồn Biện pháp cụ thể làm giảm tiếng ồn
1) Tác động vào nguồn âm Cấm bóp còi vào các giờ quy định
2) Phân tán âm trên đường truyền Trồng cây xanh
3) Ngăn không cho âm truyền đến tai Xây tường chắn, làm trần nhà, tường nhà bằng xốp, tường phủ, đóng cửa …

Bài C4 (trang 44 SGK Vật Lý 7): a. Hãy nêu một số vật liệu thường được dùng dể ngăn chặn âm, làm cho âm truyền qua ít.

b. Hãy nêu tên một số vật liệu phản xạ âm tốt thường được dùng để cách âm.

Lời giải:

a. Các vật liệu mềm như len, vật xốp…

b. Các vật cứng và có bề mặt nhẵn như: kim loại, gạch, đá…

Bài C5 (trang 44 SGK Vật Lý 7): Hãy đề ra những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn có thể thực hiện được đối với hình vẽ 15.2; 15.3.

Lời giải:

Những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn có thể thực hiện được:

* Đối với hình 15.2 là: yêu cầu trong giờ làm việc tiếng ồn máy khoan không quá 80dB; người thợ khoan cần dùng bông nút kín tai hoặc đeo cái bịt tai lúc làm việc.

Người phụ nữ có thể đóng kín cửa phòng, treo màn bằng vật liệu cách âm để giảm tiếng ồn truyền vào phòng.

* Đối với hình 15.3: xây tường gạch dày và cao ngăn cách giữa tường và chợ để ngăn cách giữ chợ và lớp học, đóng các cửa phòng học, xây tường chắn bằng vật liệu cách âm, trồng cây xung quanh, phức tạp hơn là chuyển lớp học hoặc chợ đi nơi khác …

Bài C6 (trang 44 SGK Vật Lý 7): Hãy chỉ ra trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồn gần nơi em sống và đề ra một vài biện pháp chống sự ô nhiễm tiếng ồn đó.

Lời giải:

Tùy theo từng trường hợp, khu vực học sinh ở.

Ví dụ về các phương án và biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn có thể là:

    – Làm việc cạnh nơi nổ mìn, phá đá. Biện pháp: bịt, nút tai khi làm việc.

    – Tiếng lợn, bò kêu vào sáng sớm hàng ngày tại lò mổ gần nhà. Biện pháp: Đề nghị chuyển lò mổ tới nơi xa vùng dân cư; xây tường chắn xung quanh, trong phòng nên dùng vật liệu cách âm.

    – Gần nhà có điểm hát karaoke suốt ngày đêm gây ô nhiễm tiếng ồn. Biện pháp: em có thể đề nghị tụ điểm này làm phòng kín xây tường sần sùi, hoặc lát những vật liệu cách âm như mút cao su, miếng xốp …

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1050

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống