Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
- Sách Giáo Khoa Vật Lý 9
- Giải Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 9
- Giải Vở Bài Tập Vật Lí Lớp 9
- Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 9
- Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 9
Giải Bài Tập Vật Lí 9 – Bài 61: Sản xuất điện năng – nhiệt điện và thủy điện giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:
Bài C1 (trang 160 SGK Vật Lý 9): Hãy nhớ lại xem điện có thể được sử dụng vào những việc gì trong đời sống và sản xuất
Lời giải:
+ Trong đời sống: Điện năng cung cấp năng lượng để chạy quạt điện thắp đèn điện, đun bếp điện, chạy tủ lạnh, chạy máy điều hòa nhiệt độ, tivi…
+ Trong sản suất: Vận hành máy móc, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện, luyện kim, tinh chế hóa chất, cung cấp năng lượng cho các linh kiện điện tử, thắp sáng…
Bài C2 (trang 160 SGK Vật Lý 9): Hãy nêu những dụng cụ hay thiết bị trong đó điện năng đã được chuyển hóa thành cơ năng, nhiệt năng, quang năng, hóa năng.
Lời giải:
Quạt máy: Điện năng chuyển hóa thành cơ năng
Bếp điện: Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
Đèn ống: Điện năng chuyển hóa thành quang năng.
Bình điện phân, bình nạp ắc quy: Điện năng chuyển hóa thành hóa năng.
Bài C3 (trang 160 SGK Vật Lý 9): Việc truyền tải điện năng từ nhà máy điện đến nơi tiêu dùng được thực hiện như thế nào? Việc truyền tải đó có gì thuận lợi hơn việc vận chuyển than đá, dầu lửa, khí đốt?
Lời giải:
+ Việc truyền tải điện năng từ nhà máy điện đến nơi tiêu dùng được thực hiện bằng hệ thống đường dây điện và giảm hao phí trên đường dây bằng cách đặt máy tăng thế ở đầu nhà máy điện và máy hạ thế ở nơi tiêu thụ.
+ Việc truyền tải đó thuận lợi hơn việc vận chuyển than đá, dầu lửa, khí đốt: Truyền tải nhanh chóng, hiệu quả, có thể đưa đến tận nơi sử dụng ở trong nhà, trong xưởng, không cần xe vận chuyển hay hay nhà kho, thùng chứa.
Bài C4 (trang 160 SGK Vật Lý 9): Trên hình 61.1. SGK vẽ sơ đồ các bộ phận chính của một nhà máy nhiệt điện. Hãy cho biết năng lượng đã được chuyển hóa từ dạng nào sang dạng nào từ lò đốt than qua nồi hơi, trong tuabin và trong máy phát điện.
Lời giải:
Lò đốt than: Hóa năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
Nồi hơi: Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng của hơi.
Tuabin: Cơ năng của hơi chuyển thành động năng của tuabin.
Máy phát điện: Cơ năng chuyển hóa thành điện năng.
Bài C5 (trang 161 SGK Vật Lý 9): Trên hình 61.2 SGK vẽ các bộ phận chính của một nhà máy thủy điện. Hãy cho biết năng lượng của nước trong hồ chứa đã biến đổi từ dạng nào sang dạng nào qua các bộ phận: ống dẫn nước, tuabin, máy phát điện.
Lời giải:
Ống dẫn nước: Thế năng của nước chuyển hóa thành động năng của nước
Tuabin: Động năng của nước chuyển hóa thành động năng của tuabin.
Máy phát điện: Động năng chuyển hóa thành điện năng.
Bài C6 (trang 161 SGK Vật Lý 9): Hãy giải thích vì sao về mùa khô ít mưa, công suất của nhà máy thủy điện lại giảm đi.
Lời giải:
Khi ít mưa, mực nước trong hồ chứa giảm, thế năng của nước giảm, do đó trong các bộ phận của nhà máy năng lượng đều giảm, dẫn tới điện năng giảm.
Bài C7 (trang 161 SGK Vật Lý 9): Thế năng của một vật có trọng lượng P được nâng lên độ cao h bằng công mà vật đó sinh ra khi rơi xuống đến đất: A = Ph. Một lớp nước dày 1m trên mặt một hồ chứa nước có diện tích lkm2 và độ cao 200m so với cửa tuabin của nhà máy thủy điện có thể cung cấp một năng lượng điện là bao nhiêu?
Tóm tắt:
S = 1km2 = 106m2; d = 1m; h = 200m; nước có D = 1000kg/m3
A = P.h = ?
Lời giải:
Công mà lớp nước rộng 1km2, dày 1m, có độ cao 200m có thể sinh ra khi chảy vào tuabin là:
A = P.h = 10.m.h = 10. V.D.h = 10. S.d.D.h
(V là thể tích, D là khối lượng riêng của nước, d là bề dày lớp nước).
→ A = 10.106.1.1000.200 = 2.1012J.
Công đó bằng thế năng của lớp nước, khi vào tuabin sẽ được chuyển hóa thành điện năng.