Chương 3: Nấu ăn trong gia đình

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Giải vở bài tập công nghệ 6 – Bài 15: Cơ sở của ăn uống hợp lí giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

    Tại sao chúng ta cần phải ăn uống hợp lí?

    Quan sát hình 3.1 (tr. 67 – SGK) và rút ra kết luận về vai trò của thức ăn.

    Lời giải:

    – Hình 3.1a: bé trai hơi gầy

    – Hình 3.1b: bé gái hơi béo.

    Thức ăn gồm lương thực và thực phẩm, là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

    I – VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG (Trang 49 – vbt Công nghệ 6)

    Em hãy điền những từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong bảng sau:

    Lời giải:

    CHẤT DINH DƯỠNG (1) NGUỒN CUNG CẤP (2) CHỨC NĂNG DINH DƯỠNG (3)
    1. Chất đạm

    – Đạm động vật: thịt gà, lợn, bò, cá, …

    – Đạm thực vật: đậu nành, đậu cô ve, …

    (Quan sát h.3.2, tr. 67 – SGK)

    – Giúp cơ thể phát triển về thể chất và trí tuệ

    – Tái tạo các tế bào đã chết.

    – Tăng khả năng đề kháng

    – Cung cấp năng lượng cho cơ thể

    2. Chất đường bột

    – Tinh bột là thà

    nh phần chính: gạo, khoai, sắn, …

    – Đường là thành phần chính: bánh, kẹo, nước ngọt

    (Quan sát h.3.4, tr. 68 – SGK)

    – Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể

    – Chuyển hoá thành các chất dinh dưỡng khác

    3. Chất béo

    – Chất béo động vật: mỡ lợn, mỡ bò, …

    – Chất béo thực vật: dầu đậu nành, dầu gấc, dầu vừng.

    (Quan sát h.3.6, tr.69 – SGK)

    – Cung cấp năng lượng.

    – Tích trữ dưới da dạng một lớp mỡ và giúp bảo vệ cơ thể.

    4. Sinh tố

    – Sinh tố A: cà chua, dưa hấu, bí ngô, …

    – Sinh tố B: các loại hạt điều, óc chó, hạnh nhân, chuối.

    – Sinh tố C: các loại rau, dứa, chanh, cà chua.

    – Sinh tố D: cá, nấm, đậu phụ, …

    (Quan sát h.3.7, tr.69 – SGK)

    – Giúp hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, xương, da hoạt động bình thường

    – Tăng cường sức đề kháng của cơ thể

    – Giúp cơ thể phát triển tốt, luôn khoẻ mạnh, vui vẻ.

    5. Chất khoáng

    – Canxi, phốtpho: trứng, tôm, cua, cá

    – I ốt: các loại cá biển, cua, ốc, …

    – Sắt: bí xanh, đỏ, gan, …

    – Chất khoáng giúp cho sự phát triển của xương

    – Hoạt động của cơ bắp

    – Tạo hồng cầu cho cơ thể.

    – Quá trình của chuyển hoá của cơ thể

    6. Nước

    – Nước uống

    – Nước có ở trong tất cả thực phẩm.

    – Thành phần chủ yếu của cơ thể

    – Môi trường cho mọi chuyển hoá và trao đổi của cơ thể

    – Điều hoà thân nhiệt

    7. Chất xơ – Phần thực phẩm mà cơ thể không tiêu hoá được. – Ngăn ngứa táo bón, làm cho những chất thải mềm để dễ dàng thải ra khỏi cơ thể.

    II – GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA CÁC NHÓM THỨC ĂN (Trang 51 – vbt Công nghệ 6)

    1. Phân nhóm thức ăn

    Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng, người ta chia thức ăn làm 4 nhóm

    Xem hình 3.9 (tr. 71 – SGK), hãy nêu tên nhóm và thức ăn của từng nhóm

    Lời giải:

    – Nhóm giàu chất béo: mỡ, dầu, …

    – Nhóm giàu vitamin và chất khoáng: các loại hoa quả, rau xanh, …

    – Nhóm giàu chất đạm: các loại thịt lợn, gà, bò, cá.

    – Nhóm giàu chất đường bột: gạo, ngô, khoai, sắn, mì, …

    Mục đích của việc phân nhóm thức ăn?

    – Giúp người tổ chức bữa ăn mua đủ các loại thực phẩm cần thiết và thay đổi món ăn cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị thời tiết mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng theo yêu cầu mỗi bữa ăn.

    2. Cách thay thế thức ăn

    – Vì sao cần thay thế thức ăn trong bữa ăn hàng ngày?

    Lời giải:

    Do khi xây dựng khẩu phần, tuỳ theo tập quán, nhu cầu dinh dưỡng, cần thay đổi món ăn cho ngon miệng, hợp khẩu vị.

    – Nên thay thế thức ăn như thế nào?

    Hãy điền dấu (x) vào ô trống đầu câu trả lời đúng nhất.

    Lời giải:

    Có thể thay thế thức ăn này bằng bất kì thức ăn nào khác
    x Cần thay thế thức ăn trong cùng một nhóm để thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần không bị thay đổi
    Chỉ cần ăn thức ăn của một vài nhóm miễn là đủ năng lượng

    III – NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CƠ THỂ (Trang 52 – vbt Công nghệ 6)

    Em hãy ghi vào bảng dưới đây hậu quả của việc thiếu và thừa chất dinh dưỡng.

    Lời giải:

    Trả lời câu hỏi

    Câu 3 (Trang 53 – vbt Công nghệ 6): Các chất dinh dưỡng chính có trong thức ăn sau đây là:

    Lời giải:

    – Sữa: chất béo, chất đạm.

    – Gạo: Tinh bột

    – Đậu nành: chất đạm

    – Thịt gà, thịt lợn: chất béo, chất đạm

    – Khoai: tinh bột

    – Bơ: chất béo, đạm

    – Lạc (đậu phộng): chất béo.

    – Bánh kẹo: đường bột

    Câu 4 (Trang 53 – vbt Công nghệ 6): Hãy đánh dấu (x) và điền tiếp vào cột trống (…..) của bảng dưới đây để nêu rõ những thức ăn gia đình em thường dùng trong bữa ăn hàng ngày; các thức ăn đó thuộc nhóm nào và cách thay thế các thức ăn đó để có bữa ăn hợp lí.

    (- Nhóm 1: Giàu chất đạm; – Nhóm 3: Giàu chất béo

    – Nhóm 2: Giàu chất đường bột – Nhóm 4: Giàu vitamin và chất khoáng)

    Lời giải:

    TÊN THỨC ĂN NHÓM THỨC ĂN THỨC ĂN THAY THẾ
    (1) (2) (3) (4)
    Cơm rang x x Bún xáo – mì xào
    Rau cải xào x Rau muống xào
    Thịt kho x x Cá kho
    Dầu đậu nành x Dầu vừng (mè)
    Cá hấp x Thịt luộc
    Cá rán x x Thịt rán
    Cơm trắng x
    Đậu phụ x Đậu côve
    Chuối x Bưởi

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1087

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống