Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
Giải vở bài tập công nghệ 7 – Bài 3: Một số tính chất của đất trồng giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:
I. Thành phần cơ giới của đất là gì? (Trang 8 – vbt Công nghệ 7):
Thành phần cơ giới của đất được tạo nên bởi: tỉ lệ % các thành phần vô cơ và hữu cơ.
Căn cứ vào tỉ lệ các loại hạt trong đất, người ta chia đất làm 3 loại chính: đất cát, đất thịt, đất sét. Giữa các loại đất này còn có các loại đất trung gian như: đất cát pha, đất thịt nhẹ, …
II. Thế nào là độ chua, độ kiềm của đất? (Trang 8 – vbt Công nghệ 7):
Độ chua, độ kiềm của đất được đo bằng độ pH. Trị số pH dao động từ 0 đến 14.
(Em hãy điền khoảng trị số pH của đất chua, đất trung tính, đất kiềm)
– Đất thường có trị số pH từ 3 đến 9.
– Người ta xác định đất chua, kiềm và trung tính để có kế hoạch sử dụng và cải tạo.
III. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất (Trang 9 – vbt Công nghệ 7):
Đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng là nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn. Đất chứa nhiều hạt có kích thước càng bé, đất càng chứa nhiều nhiều mùn, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt.
Em hãy đánh dấu (x) vào các ô em cho là đúng để thể hiện khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của các loại đất sau:
Đất | Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng | ||
Tốt | Trung bình | Kém | |
Cát | x | ||
Thịt | x | ||
Sét | x |
IV. Độ phì nhiêu của đất là gì? (Trang 9 – vbt Công nghệ 7):
Độ phì nhiêu là khả năng của đất cung cấp đủ nước, oxi và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng đảm bảo năng suất cao, và không có chất có hại cho cây gọi là độ phì nhiêu của đất.
Độ phì nhiêu của đất là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây trồng.
Muốn cho cây trồng có năng suất cao phải có đủ các điều kiện: giống tốt, chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi.
Trả lời câu hỏi
Câu 1 (Trang 9 – vbt Công nghệ 7): Thế nào là đất cát, đất thịt và đất sét?
Lời giải:
– Đất cát: là loại đất trong đó cát chiếm hơn 70% trọng lượng. Đất cát dễ thấm nước, giữ nước kém. Đất cát chịu tác động nhiệt mạnh, dễ nóng, dễ lạnh. Đất cát nghèo chất dinh dưỡng và các chất keo kết, dễ bị xói mòn.
– Đất sét: Đất sét là loại đất chứa hơn 65% sét. Nó có tính chất ngược lại hoàn toàn đất cát. Khó thấm nước, giữ nước tốt, đất sét chặc. Đất sét khó nóng lên nhưng lâu nguột sét chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn đất cát.
– Đất thịt: Mang tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét. Nếu là đất thịt nhẹ thì nó có tính chất ngã về đất đất cát, có đất thịt nặng thì có tính chất ngã về đất sét. Nói chung đất thịt thích hợp cho việc xây dựng công trình thủy sản.
Câu 2 (Trang 9 – vbt Công nghệ 7): Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng? (Em hãy đánh dấu (x) vào ô trống xác định câu trả lời đúng).
Lời giải:
a. Nhờ đất chứa nhiều mùn, sét. | |
b. Nhờ đất chứa nhiều cát, limon, sét. | |
x | c. Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn. |