Chương 4: Chi tiết máy và lắp ghép

Giải vở bài tập công nghệ 8 – Bài 27. Mối ghép động giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

    I. THẾ NÀO LÀ MỐI GHÉP ĐỘNG (Trang 60-vbt Công nghệ 8)

    – Quan sát hình 27.1 SGK, em hãy cho biết ghế xếp gồm mấy chi tiết và được lắp ghép với nhau như thế nào?

    Lời giải:

    + Ghế xếp gồm 4 chi tiết.

    Các chi tiết được ghép với nhau qua các mối ghép (A; B; C; D):

    + Chi tiết 1 ghép với chi tiết 2 qua mối ghép động

    + Chi tiết 2 ghép với chi tiết 3 qua mối ghép động

    + Chi tiết 3 ghép với chi tiết 1 qua mối ghép động.

    II. CÁC LOẠI KHỚP ĐỘNG (Trang 60-vbt Công nghệ 8)

    1. Khớp tịnh tiến

    – Quan sát cấu tạo của khớp tịnh tiến ở hình 27.3 SGK để hoàn thành các câu sau:

    Lời giải:

    + Mối ghép pittông – xilanh có mặt tiếp xúc là mặt trụ nhẵn bóng.

    + Mối ghép sống trượt – rãnh trượt có mặt tiếp xúc là mặt phẳng.

    – Em hãy đánh dấu (x) vào ô trống để chỉ những vật dụng, máy, dụng cụ đã ứng dụng khớp tịnh tiến:

    Lời giải:

    + Máy khâu x
    + Xe đạp
    + Bộ xilanh tiêm x
    + Bao diêm
    + Động cơ xe máy x
    + Ngăn kéo bàn x

    2. Khớp quay

    – Quan sát hình 27.4 SGK, em hãy điền các cụm từ mặt trụ tròn, bạc lót, vàng bi, ổ trục vào chỗ trống (…) cho đúng

    Lời giải:

    + Ở khớp quay, mặt tiếp xúc thường là mặt trụ tròn.

    + Chi tiết có mặt trụ trong là ổ trục.

    + Chi tiết có mặt trụ ngoài là trục.

    + Chi tiết có lỗ thường được lắp bạc lót để giảm để giảm ma sát hoặc dùng vòng bi thay cho bạc lót.

    – Em hãy đánh dấu (x) vào ô trống để chỉ những dụng cụ, vật dụng, máy có ứng dụng khớp quay:

    Lời giải:

    + Bản lề cửa x
    + Cần ăng ten
    + Giá gương xe máy x
    + Ổ trục quạt điện x

    Câu 1 (Trang 61-Vbt công nghệ 8): Thế nào là khớp động? Nêu công dụng của khớp động.

    Lời giải:

    – Mối ghép động là mối ghép có các chi tiết có sự chuyển động tương đối với nhau.

    – Dùng để ghép các chi tiết thành cơ cấu, gồm: khớp tịnh tiến, khớp quay, khớp cầu, …

    Câu 2 (Trang 61-Vbt công nghệ 8): Có mấy loại khớp động thường gặp? Tìm ví dụ mỗi loại.

    Lời giải:

    – Có 2 loại khớp động thường gặp là khớp tịnh tiến và khớp quay.

    Khớp tịnh tiến: cái bơm, xi-lanh, pít-tông, …

    Khớp quay: bàn đạp, trục, cổ xe, …

    Câu 3 (Trang 61-Vbt công nghệ 8): Nêu cấu tạo và công dụng của khớp quay.

    Lời giải:

    – Cấu tạo:

    Trong khớp quay, mỗi chi tiết chỉ có thể quay quanh một trục cố định so với chi tiết kia.

    Ở khớp quay, mặt tiếp xúc thường là mặt trụ tròn.

    Chi tiết có mặt trụ trong là ổ trục, chi tiết có mặt trụ ngoài là trục.

    Chi tiết có lỗ thường lắp bạc lót để giảm ma sát hoặc dùng vòng bi thay cho bạc lót.

    – Công dụng: Khớp quay thường dùng nhiều trong thiết bị, máy: bản lề cửa, xe đạp, xe máy, quạt điện, …

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 948

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống