Chương 4: Chi tiết máy và lắp ghép

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

I. THẾ NÀO LÀ MỐI GHÉP ĐỘNG (Trang 60-vbt Công nghệ 8)

– Quan sát hình 27.1 SGK, em hãy cho biết ghế xếp gồm mấy chi tiết và được lắp ghép với nhau như thế nào?

Lời giải:

+ Ghế xếp gồm 4 chi tiết.

Các chi tiết được ghép với nhau qua các mối ghép (A; B; C; D):

+ Chi tiết 1 ghép với chi tiết 2 qua mối ghép động

+ Chi tiết 2 ghép với chi tiết 3 qua mối ghép động

+ Chi tiết 3 ghép với chi tiết 1 qua mối ghép động.

II. CÁC LOẠI KHỚP ĐỘNG (Trang 60-vbt Công nghệ 8)

1. Khớp tịnh tiến

– Quan sát cấu tạo của khớp tịnh tiến ở hình 27.3 SGK để hoàn thành các câu sau:

Lời giải:

+ Mối ghép pittông – xilanh có mặt tiếp xúc là mặt trụ nhẵn bóng.

+ Mối ghép sống trượt – rãnh trượt có mặt tiếp xúc là mặt phẳng.

– Em hãy đánh dấu (x) vào ô trống để chỉ những vật dụng, máy, dụng cụ đã ứng dụng khớp tịnh tiến:

Lời giải:

+ Máy khâu x
+ Xe đạp
+ Bộ xilanh tiêm x
+ Bao diêm
+ Động cơ xe máy x
+ Ngăn kéo bàn x

2. Khớp quay

– Quan sát hình 27.4 SGK, em hãy điền các cụm từ mặt trụ tròn, bạc lót, vàng bi, ổ trục vào chỗ trống (…) cho đúng

Lời giải:

+ Ở khớp quay, mặt tiếp xúc thường là mặt trụ tròn.

+ Chi tiết có mặt trụ trong là ổ trục.

+ Chi tiết có mặt trụ ngoài là trục.

+ Chi tiết có lỗ thường được lắp bạc lót để giảm để giảm ma sát hoặc dùng vòng bi thay cho bạc lót.

– Em hãy đánh dấu (x) vào ô trống để chỉ những dụng cụ, vật dụng, máy có ứng dụng khớp quay:

Lời giải:

+ Bản lề cửa x
+ Cần ăng ten
+ Giá gương xe máy x
+ Ổ trục quạt điện x

Câu 1 (Trang 61-Vbt công nghệ 8): Thế nào là khớp động? Nêu công dụng của khớp động.

Lời giải:

– Mối ghép động là mối ghép có các chi tiết có sự chuyển động tương đối với nhau.

– Dùng để ghép các chi tiết thành cơ cấu, gồm: khớp tịnh tiến, khớp quay, khớp cầu, …

Câu 2 (Trang 61-Vbt công nghệ 8): Có mấy loại khớp động thường gặp? Tìm ví dụ mỗi loại.

Lời giải:

– Có 2 loại khớp động thường gặp là khớp tịnh tiến và khớp quay.

Khớp tịnh tiến: cái bơm, xi-lanh, pít-tông, …

Khớp quay: bàn đạp, trục, cổ xe, …

Câu 3 (Trang 61-Vbt công nghệ 8): Nêu cấu tạo và công dụng của khớp quay.

Lời giải:

– Cấu tạo:

Trong khớp quay, mỗi chi tiết chỉ có thể quay quanh một trục cố định so với chi tiết kia.

Ở khớp quay, mặt tiếp xúc thường là mặt trụ tròn.

Chi tiết có mặt trụ trong là ổ trục, chi tiết có mặt trụ ngoài là trục.

Chi tiết có lỗ thường lắp bạc lót để giảm ma sát hoặc dùng vòng bi thay cho bạc lót.

– Công dụng: Khớp quay thường dùng nhiều trong thiết bị, máy: bản lề cửa, xe đạp, xe máy, quạt điện, …

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 968

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống