Chương 5: Truyền và biến đổi chuyển động

Giải vở bài tập công nghệ 8 – Bài 29. Truyền chuyển động giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

    I. TẠI SAO CẦN TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG (Trang 63-vbt Công nghệ 8)

    Quan sát hình 29.1 SKG, em hãy điền chữ đúng Đ hoặc sai S vào ô trống trong những câu sau:

    Lời giải:

    – Khoảng cách giữa trục giữa (lắp đĩa) và trục sau (lắp líp) ở xa nhau x
    – Líp và đĩa có tốc độ quay khác nhau x
    – Đĩa và líp phải có cùng tốc độ quay
    – Đĩa và líp đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu

    II. BỘ TRUYỀN ĐỘNG (Trang 63-vbt Công nghệ 8)

    1. Truyền động ma sát – truyền động đai

    – Quan sát hình 29.2 SGK, em hãy điền những cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) để có câu trả lời đúng:

    Lời giải:

    Khi bánh dẫn 1 quay, muốn cho dây đai chuyển động và bánh bị dẫn 2 chuyển động theo thì giữa mặt tiếp xúc của dây đai và bánh đai phải có lực ma sát.

    – Quan sát hình 29.2 SGK và cho biết cấu tạo của bộ truyền động đai

    Lời giải:

    Bánh dẫn 1, bánh bị dẫn 2 và dây đai 3.

    – Em có nhận xét gì về quan hệ giữa đường kính của bánh đai với số vòng quay của chúng

    Lời giải:

    Đường kính càng nhỏ số vòng quay càng to.

    – Em hãy điền chữ đúng Đ hoặc sai S vào ô trống trong các câu sau để nêu đặc điểm của bộ truyền động đại:

    Lời giải:

    + Dây đai dễ bị trượt trên bánh đai x
    + Làm việc ổn x
    + Cấu tạo đơn giản x
    + Truyền chuyển động giữa hai trục xa nhau x
    + Tỉ số truyền chính xác

    2. Truyền động ăn khớp

    – Quan sát hình 29.3 SGK, em hãy hoàn thành các câu sau:

    Lời giải:

    + Bộ truyền động bánh răng gồm: bánh dẫn và bánh bị dẫn

    + Bộ truyền động xích gồm: đĩa dẫn, đĩa bị dẫn và xích.

    – Em hãy chọn và gạch chân cụm từ trong ngoặc đơn để được câu trả lời đúng:

    Lời giải:

    Truyền động ăn khớp có tỉ số truyền (chính xác hơn, kém chính xác hơn) so với truyền động đại

    – Em hãy kể thêm 2, 3 loại máy có sử dụng bộ truyền động ăn khớp: đồng hồ, hộp số xe máy, hộp xích xe đạp, hộp số ô tô.

    Câu 1 (Trang 64-Vbt công nghệ 8): Tại sao máy và thiết bị cần phải truyền chuyển động?

    Lời giải:

    – Các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu.

    – Các bộ phận của máy thường có tốc độ quay không giống nhau.

    – Truyền và biến đổi tốc độ cho phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy.

    Câu 2 (Trang 64-Vbt công nghệ 8): Thông số nào đặc trưng cho các bộ truyền chuyển động quay? Lập công thức tính tỉ số truyền của các bộ truyền động.

    Lời giải:

    – Thông số đặc trưng cho các bộ truyền chuyển động quay là tỉ số truyền i

    i của bộ truyền động đai i của bộ truyền động ăn khớp

    Bánh dẫn 1 có đường kính là: D1, tốc độ quay n1

    Bánh dẫn 2 có đường kính D2, tốc độ quay n2

    Vậy i = D1/D2 = n2/n1

    Bánh dẫn 1 có số răng là Z1, tốc độ quay n1

    Bánh dẫn 2 có số răng là Z2, tốc độ quay n2

    Vây i = Z1/Z2 = n2/n1

    i = nbd/nd = n2/n1 = D1/D2 = Z1/Z2

    Câu 3 (Trang 65-Vbt công nghệ 8): Cho biết phạm vi ứng dụng của các bộ truyền chuyển động.

    Lời giải:

    – Sử dụng rộng rãi trong nhiều loại máy khác nhau như máy khâu, máy khoan, máy tiện, ô tô, máy kéo, …

    Câu 4 (Trang 65-Vbt công nghệ 8): Đĩa xích của xe đạp có 50 răng, đĩa líp có 20 răng. Tính tỉ số truyền i và cho biết chi tiết nào quay nhanh hơn?

    Lời giải:

    – Ta có i= Z1/Z2 = 50/25 = 2.5

    – Vậy nên đĩa líp quay nhanh hơn đĩa xích 2.5 lần.

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1192

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống