Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
I. TẠI SAO CẦN BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG (Trang 65-vbt Công nghệ 8)
– Quan sát hình 30.1 SGK, em hãy hoàn thành các câu sau:
Lời giải:
+ Chuyển động của bàn đạp: chuyển động lắc.
+ Chuyển động của thanh truyền: toàn thanh chuyển động lên xuống, đầu trên chuyển động theo vòng tròn, đầu dưới chuyển động theo cung tròn có tâm là bàn đạp.
+ Chuyển động của vô lăng: chuyển động quay
+ Chuyển động của kim máy: chuyển động tịnh tiến.
– Em hãy hoàn thành sơ đồ quá trình làm việc của máy khâu để có chuyển động lên, xuống của kim máy
Lời giải:
II. MỘT SỐ CƠ CẤU BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG (Trang 66-vbt Công nghệ 8)
1. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến (cơ cấu tay quay – con trượt)
– Quan sát hình 30.2 SGK, em hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống (…) để hoàn thiện nội dung sau:
Lời giải:
Khi tay quay 1 quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền chuyển động tròn, làm cho con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ 4. Nhờ đó chuyển động của tay quay được biến thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt
– Em hãy gạch chân những máy đã ứng dụng cơ cấu tay quay con trượt dưới đây:
Lời giải:
Êtô; máy ép mía; máy cày; bàn trượt máy tiện; máy khâu đạp chân.
2. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc (cơ cấu tay quay – thanh lắc)
– Quan sát hình 30.4 SGK, em hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống (…) để hoàn thiện các câu sau:
Lời giải:
Khi tay quay 1 quay đều quanh trục A thông qua thanh truyền 2, làm thanh lắc 3 lắc qua lắc lại quanh trục D một góc nào đó.
Nếu cho thanh 3 chuyển động quay tròn thì tay quay 1 sẽ chuyển động lắc.
– Em hãy gạch chân những máy có ứng dụng cơ cấu tay quay – thanh lắc:
Lời giải:
Cái quạt nước trên ô tô; máy khâu; máy bơm nước; máy tuốt lúa; xe lăn; xe đạp.
Câu 1 (Trang 67-Vbt công nghệ 8): Nêu cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của cơ cấu tay quay-con trượt.
Lời giải:
– Cấu tạo: tay quay, thanh truyền, con trượt và giá đỡ.
– Nguyên lí làm việc: Khi tay quay 1 quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền chuyển động tròn, làm con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ. Chuyển động của tay quay thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt.
– Ứng dụng: máy khâu đạp chân, cưa gỗ, ô tô, máy hơi nước, …
Câu 2 (Trang 67-Vbt công nghệ 8): Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của cơ cấu tay quay – con trượt, bánh răng – thanh răng.
Lời giải:
Tay quay – con trượt | Bánh răng – thanh răng | |
Giống | – Đều có cấu tạo gần giống nhau gồm: tay quay, thanh truyền và giá đỡ. | |
Khác |
Dùng con trượt Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến |
Dùng thanh lắc Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc. |
Câu 3 (Trang 67-Vbt công nghệ 8): Trình bày cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng cơ cấu tay quay – thanh lắc.
Lời giải:
– Cấu tạo: gồm tay quay, thanh truyền, thanh lắc và giá đỡ. Chúng được nối với nhau bằng các khớp quay.
– Nguyên lí làm việc: Khi tay quay quay đều trục A, thông qua thanh truyền 2, làm thanh lắc lắc qua lắc lại quanh trục D một góc nào đó.
– Ứng dụng: máy dệt, máy khâu đạp chân, xe tự đẩy.
Câu 4 (Trang 67-Vbt công nghệ 8): Tìm một vài ví dụ về ứng dụng của các cơ cấu trên trong đồ dùng gia đình.
Lời giải:
– Cơ cấu tay quay – thanh lắc: máy khâu đạp chân, quạt máy (tuốc năng), …
– Cơ cấu tay quay – con trượt: điều chỉnh bấc của bếp dầu, …