Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Câu 1 (Trang 70-Vbt công nghệ 8): Muốn chọn vật liệu cho một sản phẩm cơ khí, người ta phải dựa vào những yếu tố nào?
Lời giải:
– Tính cơ học: tính cứng, tính dẻo, tính bền.
– Tính chất vật lí: nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, khối lượng riêng
– Tính chất hóa học: tính chịu axit, muối, tính chống ăn mòn.
– Tính chất công nghệ: tính đúc, tính hàn, tình rèn, …
– Dựa vào tính công nghệ để biết được khả năng cũng như mục đích, tác dụng của vật liệu để gia công sản xuất sao cho phù hợp.
Câu 2 (Trang 70-Vbt công nghệ 8): Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết và phân biệt các vật liệu kim loại?
Lời giải:
– Ta dựa vào tính cơ học, tính vật lí, tính hóa học.
Câu 3 (Trang 70-Vbt công nghệ 8): Nêu phạm vi ứng dụng của các phương pháp gia công kim loại.
Lời giải:
– Cắt kim loại bằng cưa tay: nhằm cắt kim loại thành từng phần, cắt bỏ phần thừa hoặc cắt rảnh, …
– Đục kim loại sử dụng khi lương dư gia công lớn hơn 0.5 mm.
– Dũa dùng để tạo độ nhẵn, phẳng trên các bề mặt nhỏ, khó làm được trên các máy công cụ.
– Khoan là phương pháp phổ biến để gia công lỗ trên vật đặ hoặc làm rộng lỗ có sẵn.
Câu 4 (Trang 70-Vbt công nghệ 8): Lập sơ đồ phân loại các mối ghép, khớp nối. Lấy ví dụ cụ thể minh họa cho mỗi loại
Lời giải:
– Mối ghép cố định:
Mối ghép tháo được: vít, ren, then, …
Mối ghép không tháo được: đinh tán, hàn, …
– Mối ghép động:
Khớp tịnh tiến: cái bơm, xi-lanh, pít-tông, …
Khớp quay: bàn đạp, trục, cổ xe, …
Câu 5 (Trang 71-Vbt công nghệ 8): Tại sao trong máy và thiết bị cần phải truyền và biến đổi chuyển động?
Lời giải:
– Các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu.
– Các bộ phận của máy thường có tốc độ quay không giống nhau.
– Truyền và biến đổi tốc độ cho phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy.
Câu 6 (Trang 71-Vbt công nghệ 8): Cần truyền chuyển động quay từ trục 1 với tốc độ là n1 (vòng/phút) tới trục 3 có tốc độ n3 < n1 hãy:
– Chọn phương án và biểu diễn cơ cấu truyền động.
– Nêu ứng dụng của cơ cấu này trong thực tế.
Lời giải:
– Nếu chuyển động quay của trục 1 với trục 3 là ngược chiều thì cần hai bánh răng. Một cái gắn trên trục 1, một cái gắn trên trục 3. Số răng trên bánh răng trục 3 lớn hơn số răng trên bánh răng trục 1.
– Nếu chuyển động quay của trục 1 với trục 3 là cùng chiều thì giữa hai bánh răng trên cần 1 bánh răng trung gian. Để không thay đổi tỷ số quay giữa trục 1 và trục 3 thì bánh răng trung gian bằng báng răng trục 1.
– Phương án này để làm thay đổi tốc độ quay giữa trục 1 và trục 3 (giảm tốc độ quay). Lợi về lực, thiệt về đường đi.
– Ứng dụng nhiều trong hộp số của xe có động cơ.