Chương II: Các thành phần tự nhiên của Trái Đất

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Giải Vở Bài Tập Địa Lí 6 – Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

    1. Hoàn thành bảng

    a) Các yếu tố chính của thời tiết

    b) Em hiểu thế nào là thời tiết

    Thời tiết là các hiện tượng khí tượng (mưa, nắng, gió,…) xảy ra trong một thời gian ngắn ở một địa phương.

    2. Đặc điểm của thời tiết

    – Thời tiết xảy ra trong một thời gian ngắn

    – Thời tiết luôn luôn thay đổi trong một ngày, một giờ

    3. Hoàn thành bảng:

    Thời tiết Khí hậu
    Khái niệm Là các hiện tượng khí tượng (mưa, nắng, gió,…) xảy ra trong một thời gian ngắn ở một địa phương. Là sự lắp đi lặp lại tình hình thời tiết ở nơi đó. Trong một thời gian dài, từ năm này qua năm khác và đã trở thành quy luật
    Các yếu tố chính Nhiệt độ, mưa, gió, nắng Nhiệt độ, lượng mưa

    4. Trả lời câu hỏi

    a) Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội là: 23,5oC

    b) Nhận xét nhiệt độ của Hà Nội

    – Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,9oC, vào tháng 7.

    – Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 16,4oC, vào tháng 1.

    – Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 12,5oC.

    5. Giải thích vì sao vào mùa hạ người ta thường đi nghỉ mát ở các vùng núi cao hoặc các vùng bờ biển?

    – Vào mùa hạ ở các vùng núi cao thường có nhiệt độ thấp hơn các vùng đồng bằng và trung du (cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm xuống 0,6oC) nên sẽ mát hơn.

    – Ở các vùng ven biển vào mùa hạ ban ngày sẽ rất mát do hơi nước bốc lên từ biển và đại dương, đồng thời lúc đó lại có gió biển và gió đất hoạt động nên rất mát.

    6. Nhận xét bảng số liệu

    a) Nhận xét độ cao các trạm khí tượng

    – Sa Pa là trạm khí tượng có độ cao, cao nhất: 1570m.

    – Sơn La là trạm khí tượng có độ cao thấp nhất: 602m.

    b) Nhận xét nhiệt độ của các trạm khí tượng

    – Sa Pa là trạm khí tượng có nhiệt độ thấp nhất: 15,6oC.

    – Sơn La là trạm khí tượng có nhiệt độ cao nhất: 21,2oC.

    Kết luận: Nơi có độ cao càng thấp thì nhiệt độ càng cao và nơi có nhiệt độ càng thấp thì độ cao càng cao, nguyên nhân là do ở vùng núi cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm xuống 0,6oC.

    7. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm:

    – Đi từ điểm C (vĩ độ thấp) đến điểm B và A (vĩ độ cao), góc chiếu sang của Mặt Trời (nhỏ dần).

    – Nơi có nhiệt độ cao nhất là điểm (C).

    – Nơi có nhiệt độ thấp nhất là điểm (A).

    – Đi từ vùng có vĩ độ thấp lên vùng có vĩ độ cao thì góc chiếu sang của tia sang Mặt Trời ngày càng (nhỏ) và nhiệt độ ngày càng (thấp).

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1155

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống