Chương II: Các thành phần tự nhiên của Trái Đất

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Giải Vở Bài Tập Địa Lí 6 – Bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

    1. Trả lời các câu hỏi

    – Các thành phần của lớp vỏ sinh vật gồm có: vi sinh vật, thực vật, động vật và con người.

    – Giới hạn địa bàn sinh sống của các thành phần của lớp vỏ sinh vật là: lớp vỏ Trái Đất (trên bề mặt của lớp đất, đá và cả trong long đất tới độ sâu khoảng 4500m), lớp vỏ khí (cả ở trên cao của lớp không khí) và lớp nước (cả ở dưới đáy của vực thẳm sâu nhất của đại dương).

    2. Trả lời câu hỏi

    a) Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố của thực vật

    – Khí hậu là yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến thực vật. Mức độ nghèo nàn hay phong phú của thực vật chủ yếu do khí hậu quyết định.

    – Đất đai: Các loại đất có các chất dinh dưỡng và phân bố khác nhau nên thực vật cũng mọc trên đất khác nhau.

    – Địa hình: Ở các độ cao khác nhau (chân núi, sườn núi hay đỉnh núi), các dạng địa hình khác nhau (đồng bằng, đồi núi,…) cũng có các loại thực vật khác nhau.

    – Các nhân tố khác (sông ngòi, thực vật, động vật).

    b) Ví dụ minh họa ảnh hưởng của khí hậu đến sự phát triển và phân bố thực vật

    – Ở khu vực xích đạo có khí hậu nóng, ẩm nên thuận lợi cho sự phát triển của rừng rậm với nhiều loài cây chen chúc, mọc thành nhiều tầng.

    – Ở khu vực miền gần cực có khí hậu giá lạnh gần như quanh năm nên thực vật phát triển rất khó khăn. Chỉ có các loại rêu, địa y và một số cây bụi thấp, nhỏ sinh trưởng được trong mùa hạ.

    3. Hoàn thành sơ đồ biểu hiện ảnh hưởng của con người đến sự phát triển và phân bố thực vật, động vật

    4. Động vật và thực vật có mối quan hệ khăng khít với nhau

    a) Mối quan hệ bằng sơ đồ

    b) Ví dụ

    – Ở vùng nhiệt đới khí hậu nóng, ẩm thực vật rất phong phú nên động vật ăn cỏ (nai, hươu, bò rừng,…) cũng rất phong phú kéo theo đó là có rất nhiều động vật ăn thịt (hổ, báo, sư tử,…).

    – Ở vùng hàn đới khí hậu lạnh, bang giá nên rất ít thực vật sống được, chủ yếu rêu, địa y nên động vật ăn cỏ và ăn thịt hầu như không có mặt ở khu vực này.

    5. Đánh dấu (X) vào các câu nào đúng dưới đây

    Bảo vệ động, thực vật trên Trái Đất lại là việc làm cần thiết và cấp bách vì:

    a) Con người mang những giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác
    b) Con người thu hẹp không gian sống của nhiều loài động, thực vật X
    c) Việc khai thác rừng bừa bãi đã làm cho nhiều loài động, thực vật mất nơi cư trú và phải chuyển đi sinh sống chỗ khác X
    d) Người châu Âu mang cừu từ châu Âu sang nuôi ở đại lục địa Ô-xtray-li-a
    đ) Khai thác rừng bừa bãi đã làm cho diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp lại, rừng ngày càng nghèo đi X
    e) Săn bắn, khai thác động vật tự nhiên một cách quá mức nên một số loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng X

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 964

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống