Phần 2: Địa lí tự nhiên

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Vở Bài Tập Địa Lí 8 – Bài 44: Thực hành: Tìm hiểu địa phương giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

    Bài 1 trang 85 VBT Địa Lí 8: Tên địa điểm

    Lời giải:

       Thành phố Hà Nội.

    Bài 2 trang 85 VBT Địa Lí 8: Vị trí địa lí:

    Lời giải:

       + Thuộc 1 trong 63 tỉnh thành phố của Việt Nam.

       + Có các tuyến đường: quốc lộ 1A, Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc – Nam, sân bay Nội Bài,…

       + Các sông: sông Hồng, sông Nhuệ, sông Tô Lịch,…

       + Núi: Ba Vì.

    Bài 3 trang 85 VBT Địa Lí 8: Một số đặc điểm:

    Lời giải:

    – Quy mô, diện tích: 3358,9 km2.

    – Năm xây dựng: 1010

    – Lý do xây dựng: Vua Lý Thái Tổ rời đô, chọn Thăng Long làm kinh đô của đất nước.

    – Quá trình phát triển:

       + Năm 1010, Lý Thái Tổ xây dựng kinh đô mới tại đây và đặt tên là Thăng Long.

       + Trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc kinh thành là trung tâm kinh tế chính trị lớn nhất cả nước.

       + Năm 1831, kinh đô được chuyển về Huế, và Thăng Long được mang tên Hà Nội.

       + Năm 1902, Hà Nội trở lại là thủ đô, được người Pháp quy hoạch và xây dựng lại.

       + Trong thời kì chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, sau khi thống nhất tiếp tục là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

    – Quang cảnh chung, cấu trúc:

       Năm 2008, Hà Nội mở rộng địa giới ra các tỉnh lân cận, hiện nay gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngọai thành.

    – Các hoạt động của dân địa phương đang diễn ra chủ yếu là hoạt động dịch vụ.

    Bài 4 trang 86 VBT Địa Lí 8: Vai trò và ý nghĩa của địa điểm

    Lời giải:

        Hiện nay, Hà Nội là thủ đô của đất nước, một trong hai trung tâm kinh tế – xã hội đặc biệt quan trọng của Việt Nam.

    Bài 5 trang 86 VBT Địa Lí 8: Suy nghĩ của em về địa điểm:

    Lời giải:

        Hà Nội là thủ đô của quốc gia, là trung tâm của đất nước, được xây dựng và phát triển từ lâu đời qua bao thế hệ ông cha. Bản thân mỗi người cần phải biết duy trì, bảo vệ và phát huy những truyền thống đó, đồng thời cần góp phần đưa Hà Nội trở thành trung tâm kinh tế – xã hội đứng đầu cả nước và khu vực.

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 916

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống