Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
- Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 6
- Giải Bài Tập Tình Huống Giáo Dục Công Dân Lớp 6
- Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 6
- Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 6
- Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 6
- Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 6
Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân 6 – Bài 6: Biết ơn giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:
I. Bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
Câu 1:
Trả lời:
Nói “lòng biết ơn tạo nên mối quan hệ đẹp giữa người với người” bởi vì khi ta nói lời cảm ơn với một ai đó ta sẽ kính trọng, yêu thương, gần gũi với người đó hơn, từ những tinh cảm ấy mối quan hệ giữa người với người sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
Câu 2:
Trả lời:
Thể hiện lòng biết ơn của mình với ông bà bố mẹ bằng cách:
– Mỗi dịp ngày rằm, giỗ chạp, lễ tết lại thắp hương, thăm mộ tưởng nhớ công ơn của tổ tiên
– Lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ
– Luôn yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ
– Ngoan ngoãn, học giỏi để ông bà, cha mẹ vui lòng
– Làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ
Câu 3:
Trả lời:
Em không đồng tình với ý kiến trên. Theo em tình cảm không phải được đo đếm bằng những món quà vật chất, tình cảm cần xuất phát từ tấm lòng và trái tim. Đặc biệt là lòng biết ơn đối với thầy cô, đó là thứ tình cảm thiêng liêng cao quý không được và cũng không thể dùng những món quà để bày tỏ.
Câu 4:
Trả lời:
D. Chi rất thích đi tham quan bảo tàng lịch sử để biết về cuộc kháng chiến oai hùng của dân tộc.
Câu 5:
Trả lời:
Tình huống | Cách ứng xử |
A. Khi được người khác cưu mang lúc khó khăn | Luôn ghi nhớ công ơn đối với người đã cưu mang mình |
B. Khi cha mẹ ốm | Con cái phải hết lòng phụng sự chăm sóc |
C. Khi gặp lại thầy cô giáo cũ | Chào hỏi thầy cô, hỏi thăm sức khỏe và công việc của thầy cô |
D. Khi muốn làm bố mẹ vui lòng | Con cái chăm ngoan, học giỏi vâng lời bố mẹ |
Câu 6:
Trả lời:
Em sẽ tích cực tham gia các hoạt động, dọn dẹp nghĩa trang, nhổ cỏ, quét dọn, trồng cây, thắp hương,…để tưởng nhớ công lao của những người anh hùng đã hi sinh vì đất nước.
Câu 7:
Trả lời:
Có một chú bé mồ côi phải đi ăn xin, Một hôn vì đói là chú đã ngất bên về đường. Lúc đó cậu bé may mắn được bác xe ôm thương xót cho về nhà bác ăn cơm, nằm nghỉ. Cảm động trước số phạn của cậu bé, bác đã nhận cậu làm con nuôi và cho ăn học. Cậu bé mồ côi vốn thông minh lại được đi học nên thành tích của cậu rất nổi bật. Sau này nhờ vào tài năng và sự nhạy bén thông minh của mình cậu bé đã trở thành một doanh nhân thành đạt. Khi đã thành công, cậu bé năm xưa vẫn không bao giờ quên ơn đức là bố nuôi đã dành cho mình. Cậu bé ấy vẫn luôn kính trọng, biết ơn cha, cậu dành cho cha một cuộc sống tốt đẹp nhất, hai cha con sống với nhau vô cùng hạnh phúc.
Câu 8:
Trả lời:
a. Em không đồng ý với suy nghĩ của Luyến. Bởi vì dù Luyến không quên công lao của cô đã phát hiện ra năng khiếu môn Văn của mình những Luyến đã không dám bày tỏ lòng biết ơn ấy.
b. Nếu em là Luyến, em sẽ chạy lại niềm nở vui mừng chào hỏi cô, hỏi thăm cô. Nếu cô không còn nhớ mình thì giới thiệu lại về bản thân, chắc chắn cô sẽ nhận ra.
Câu 9:
Trả lời:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Uống nước nhớ nguồn
Muốn sang thì bắc cầu kiều/Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy/Gắng công mà học có ngày thành danh.
II. Bài tập nâng cao
Câu 1:
Trả lời:
Câu nói “lòng biết ơn là giá trị nền tảng nhất của cuộc sống” ý muốn khẳng định giá trị, vai trò của lòng biết ơn trong cuộc sống. Suy cho cùng, mối quan hệ giữa con người với con người muốn được bền vững đều xuất phát từ lòng trân trọng và tình cảm yêu thương, mà đây đều là những biểu hiện của lòng biết ơn. Biết ơn tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, đó chính là nền tảng của cuộc sống
Câu 2:
Trả lời:
Theo em, đối với trẻ em dưới 5 tuổi, cha mẹ cũng cần giáo dục cho con lòng biết ơn, bởi vì tấm lòng cao đẹp này cần được giáo dục ngay từ nhỏ, khi con người bắt đầu có nhận thức, bắt đầu dạy trẻ từ cách nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác, rồi dần dần hình thành thói quen và tạo nên đức tính tốt đẹp.