Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 7

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân 7 – Bài 17: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

I. Bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng

Câu 1 (trang 90 VBT GDCD 7):

Trả lời:

– Ảnh 1: Đạo Phật, tồn tại và phát triển phổ biến ở Việt Nam

– Ảnh 2: Đạo Tin Lành, tồn tại và phát triển phổ biến ở Việt Nam

– Ảnh 3: Đạo Cao Đài, tồn tại và phát triển phổ biến ở Việt Nam

Câu 2 (trang 92 VBT GDCD 7):

Trả lời:

– Tín ngưỡng là niềm tin của con người vào một cái gì đó thần linh, hư ảo vô hình (thần linh, chúa trời,…)

VD: Tín ngưỡng thờ đá, thờ gốc cây, thờ cá, người Ấn Độ thờ con bò

– Tôn giáo là một hình thức của tín ngưỡng, có hệ thống tổ chức, có giáo lí và có những hình thức lễ nghi

VD: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao đài, Hòa hảo, Tin lành,..

Câu 3 (trang 92 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng là quyền của công dân có thể theo hoặc không theo một tôn giáo, tín ngưỡng nào mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở.

Câu 4 (trang 92 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Theo tôn giáo, tín ngưỡng Mê tín, dị đoan
Có niềm tin vào thần linh, đi xưng tội với chúa, xây dựng chùa chiền, sinh hoạt tôn giáo, tham gia các lễ hội tôn giáo,… Bói toán, lên đồng, chữa bệnh bằng việc phù phép, bắt ma, đập bỏ bát hương tổ tiên để thờ ảnh bác Hồ,…

Câu 5 (trang 92 VBT GDCD 7):

Trả lời:

– Một vài tôn giáo chính ở nước ta hiện nay: Đạo Phật, Đạo Công Giáo, Đạo Tin Lành, Đạo Cao Đài, Đạo Hòa Hảo, Đạo Hồi.

– Ở địa phương em có Đạo Phật và Đạo Công Giáo

Câu 6 (trang 93 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Tôn trọng Vi phạm
Tham gia các lễ hội tôn giáo, tôn trọng tôn giáo của người khác, tham gia sinh hoạt tôn giáo, không cấm đoán người khác tham gia các tôn giáo, tín ngưỡng Ép buộc người khác theo tôn giáo mình đang theo, lợi dụng niềm tin tôn giáo để kích động bạo lực chống phá nhà nước, ép buộc người khác bỏ đạo, chia rẽ nhân dân, chia rẽ tôn giáo

Câu 7 (trang 93 VBT GDCD 7): Những hành vi nào dưới đây là vi phạm pháp luật quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

A. Khuyên nhủ người khác theo tôn giáo mới

B. Ép buộc người khác theo tôn giáo mà mình đang theo

C. Vận động đồng bào trong tôn giáo giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương

D. Cản trở người khác theo tôn giáo mới

E. Tham gia các lễ hội tôn giáo

G. Sinh hoạt tôn giáo, vận động nhân dân tham gia xây dựng đời sống văn hóa trong khu dân cư

Trả lời:

Chọn đáp án: A, B, D

Câu 8 (trang 93 VBT GDCD 7):

Trả lời:

a. Ba chị Hà không có quyền cản trở chị kết hôn với anh Long với lí do đó, bởi lẽ: Các tôn giáo đều có quyền bình đẳng và được tôn trọng như nhau, không phân biệt bất cứ tôn giáo, tín ngưỡng nào.

b. Theo em, trong trường hợp này chị Hà có quyền kết hôn với anh Long

Câu 9 (trang 93 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Em không đồng ý với ý kiến của Trang, bởi lẽ những việc làm của mẹ Trang là những việc làm sinh hoạt tôn giáo lành mạnh không phải mê tín dị đoan, Trang cần tôn trọng và ủng hộ.

II. Bài tập nâng cao

Câu 1 (trang 94 VBT GDCD 7):

Trả lời:

– Một số hành vi lợi dụng lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để làm việc xấu, trái pháp luật: Lợi dụng niềm tin tôn giáo để vận động biểu tình, chống phá Đảng và nhà nước, chia rẽ các tôn giáo, phân biệt đối xử giữa các tôn giáo, lợi dụng tôn giáo để hành nghề mê tín, dị đoan

– Khi biết những hành vi đó, chúng ta cần phải lên tiếng lên án, phê phán phản đối, khi cần thiết cần báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết

Câu 2 (trang 94 VBT GDCD 7):

Trả lời:

– Tên tôn giáo tín ngưỡng: Phật giáo

– Một số biểu hiện hoạt động của tôn giáo, tín ngưỡng: Đi chùa mùng một, thắp hương cúng ông bà tổ tiên vào tuần rằm, mùng một, tổ chức các hoạt động lễ hội tôn giáo, thờ bồ tát, thần, phật, tụng kinh vào buổi sáng và buổi tối, ăn chay niệm Phật

– Sự tham gia của nhân dân trong các hoạt động của tôn giáo, tín ngưỡng: Nhân dân tham gia tự giác, rất tích cực và lành mạnh, không có biểu hiện của mê tín dị đoan

– Thái độ của chính quyền địa phương đối với tôn giáo, tín ngưỡng: Chính quyền rất đồng tình, ủng hộ, tạo điều kiện chi Phật giáo hoạt động ở địa phương.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1159

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống