Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:
I. Bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
Câu 1 (trang 100 VBT GDCD 8):
Trả lời:
Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhất tại vì:
– Hiến pháp do Quốc hội thông qua, mà Quốc hội chính là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất đại diện cho nhân dân;
– Là văn bản pháp lý duy nhất quy định tổ chức quyền lực nhà nước bao gồm lập pháp, hành pháp và tư pháp
– Có phạm vi điều chỉnh rộng nhất và mức độ điều chỉnh ở tầm khái quát nhất.Có hiệu lực pháp lý tối cao
– Thể hiện một cách tập trung nhất, mạnh mẽ nhất ý chí và lợi ích của giai cấp cầm quyền hay liên minh giai cấp cầm quyền.
Câu 2 (trang 100 VBT GDCD 8):
Trả lời:
Một số quyền cơ bản của công dân quy định trong Hiến pháp mà em đã được học:
– Quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin
– Quyền sở hữu tài sản
– Quyền khiếu nại tố cáo
– Quyền bảo vệ trẻ em
Câu 3 (trang 100 VBT GDCD 8):
Trả lời:
– Khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” có ý nghĩa mỗi công dân cần phải tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh những quy định đưa ra trong hiến pháp và pháp luật, xem đó là kim chỉ nam cho mọi hành động.
– Để thực hiện khẩu hiệu đó, học sinh phải:
+ Chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân
+ Sống có mục đích, có lí tưởng
+ Biết yêu thương, tôn trọng mọi người
+ Không sa vào các tệ nạn xã hội, không vi phạm pháp luật
Câu 4 (trang 100 VBT GDCD 8):
Trả lời:
Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Câu 5 (trang 101 VBT GDCD 8): Những nội dung nào dưới đây thuộc nội dung quy định của Hiến pháp?
A. Tổ chức bộ máy nhà nước
B. Quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân
C. Các quy tắc giao thông đường bộ
D. Chế độ chính trị
E. Quy định về xử lí vi phạm hành chính
F. Chế độ kinh tế
G. Điều lệ trường học
H. Chính sách văn hóa, xã hội
Trả lời:
Chọn đáp án: A, B, C, D, F, H
Câu 6 (trang 101 VBT GDCD 8):
Trả lời:
Ý kiến | Đúng | Sai |
A. Hiến pháp do chính phủ xây dựng | X | |
B. Mọi văn bản pháp luật đều được xây dựng trên cơ sở của Hiến pháp | X | |
C. Hiến pháp do Quốc hội xây dựng và ban hành | X | |
D. Một số văn bản pháp luật có thể trái với Hiến pháp | X | |
E. Chỉ có các cơ quan nhà nước mới có quyền góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp khi nhà nước tổ chữ trưng cầu ý dân | X | |
F. Mọi công dân đều có quyền góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân | X |
Câu 7 (trang 101 VBT GDCD 8):
Loại văn bản | Cơ quan có thẩm quyền ban hành |
A. Hiến pháp | 1. Bộ Tài nguyên và môi trường |
B. Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh | 2. Quốc hội |
C. Luật thuế giá trị gia tăng | 3. Bộ giáo dục và đào tạo |
D. Luật giáo dục | 4. Bộ tài chính |
E. Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng | 5. Trung ương Đoàn TNCS HCM |
F. Luật Bảo vệ môi trường |
Trả lời:
A – 2, B – 5, C – 4, D – 3, E – 3, F – 1
Câu 8 (trang 102 VBT GDCD 8):
Trả lời:
Em không tán thành với ý kiến của Hân. Tại vì mọi công dân đều có quyền đóng góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp
Câu 9 (trang 102 VBT GDCD 8):
Trả lời:
Điều 59 trong Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực pháp lí cao hơn điều 10 trong Luật Giáo dục. Tại vì mọi văn bản pháp luật đều được xây dựng trên cơ sở của Hiến pháp