Chương 4: Oxi – Không khí

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Học theo Sách giáo khoa

I. Định nghĩa

1. Trả lời câu hỏi

– Ba chất là oxit mà em biết: CaO, Na2O, CuO

– Nhận xét thành phần nguyên tố của các oxit đó: các oxit có chứa oxi mà một nguyên tố khác.

2. Nhận xét

Một số oxit thường gặp: CuO, Fe2O3, CO2, SO2

3. Định nghĩa

Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

II. Công thức

1. Trả lời câu hỏi

– Qui tắc về hóa trị đối với hợp chất gồm 2 nguyên tố hóa học:

aAxbBy → a.x = b.y

– Nhận xét về các thành phần trong công thức của oxit:

Oxit gồm 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi

2. Kết luận : Công thức của oxit MxOy gồm có kí hiệu của oxi O kèm theo chỉ số y và kí hiệu của một nguyên tố khác M (có hóa trị n) kèm theo chỉ số x của nó theo đúng qui tắc về hóa trị: II. y = n. x

II. Phân loại

Có thể phân chia oxit thành 2 loại chính

a) Oxit axit: là oxit của phi kim và tương ứng với một axit

Thí dụ:

SO3 tương ứng với axit sunfuric H2SO4

CO2 tương ứng với axit cacbonic H2CO3

P2O5 tương ứng với axit photphoric H3PO4

b) Oxit bazơ: là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ

Thí dụ:

Na2O tương ứng với bazơ natri hiđroxit NaOH

CaO tương ứng với bazơ canxi hiđroxit Ca(OH)2

CuO tương ứng với bazơ đồng hiđroxit Cu(OH)2

IV – Cách gọi tên

Tên oxit : tên nguyên tố + oxit.

Thí dụ: Na2O – natri oxit

NO – nitơ oxit

– Nếu kim loại có nhiều hóa trị khác nhau

Tên gọi: tên kim loại (kèm theo hóa trị) + oxit

Thí du:

FeO– sắt (II) oxit

Fe2O3 – sắt (III) oxit

– Nếu phi kim có nhiều hóa trị

Tên gọi : tên phi kim (có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit (có tiền tố chỉ số nguyên tử oxi)

Thí dụ: CO–cacbon monooxit

CO2cacbon đioxit

SO2lưu huỳnh đioxit

SO3 lưu huỳnh trioxit

P2O5–điphotpho pentaoxit

Bài tập

1. Trang 96 VBT Hóa học 8 : Chọn các từ thích hợp, điền vào chỗ trống trong các câu sau đây :

Oxit là ….. của ….. nguyên tố trong đó có một ….. là ….. .Tên của oxit là tên ….. cộng với từ …..

Lời giải

Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tốoxi. Tên của oxit là tên nguyên tố cộng với từ oxit.

2. Trang 96 VBT Hóa học 8 :

a) Lập công thức hóa học của một loại oxit của photpho, biết rằng hóa trị của photpho là V.

b) Lập công thức hóa học của crom (III) oxit.

Lời giải

a) Gọi công thức của oxit là PxOy:

Theo quy tắc về hóa trị ta có: II × y = V× x → x/y = II/V → x = 2 và y = 5

Công thức của oxit là: P2O5

b) Gọi công thức của oxit là CraOb

Theo quy tắc về hóa trị ta có: II× b = III× a → a/b = II/III → a = 2 và b = 3

Công thức của oxit là: Cr2O3

3. Trang 97 VBT Hóa học 8

a) Hãy viết công thức hóa học của hai oxit axit và hai oxit bazơ.

b) Nhận xét về thành phần cấu tạo của các oxit đó.

c) Chỉ ra cách gọi tên của mỗi oxit đó.

Lời giải

a) Công thức hóa học của hai oxit axit : SO2; CO2

Công thức hóa học của hai oxit bazo: CuO ; Fe2O3

b) Nhận xét về thành phần trong công thức của các oxit đó:

SO2 có hai nguyên tử oxi liên kết với một nguyên tử lưu huỳnh.

CO2 có 2 nguyên tử oxi liên kết với 1 nguyên tử cacbon.

CuO gồm một nguyên tử đồng liên kết với một nguyên tử oxi.

Fe2O3 gồm hai nguyên tử sắt liên kết với ba nguyên tử oxi.

c) Gọi tên các oxit đó:

SO2 : lưu huỳnh đi oxit ( khí sunfurơ)

CO2 : Cacbon đioxit (khí cacbonic)

CuO : Đồng (II) oxit

Fe2O3 : Sắt (III) oxit.

4. Trang 97 VBT Hóa học 8 : Cho các oxit có công thức hóa học sau :

a) SO3 ;

b) N2O5 ;

c) CO2 ;

d) Fe2O3

e) CuO ;

g) CaO.

Lời giải

Những chất nào thuộc oxit bazơ ? những chất nào thuộc loại oxit axit ?

+ Oxit bazơ : Fe2O3, CuO, CaO ;

+ Oxit axit : SO2, N2O5, CO2

5. Trang 97 VBT Hóa học 8 : Một số chất có công thức hóa học sau :

Na2O, NaO, CaCO3, Ca(OH)2, HCl, CaO, Ca2O, FeO.

Hãy chỉ ra những công thức hóa học viết sai.

Lời giải

Công thức viết sai: NaO, Ca2O.

Sửa lại: NaO → Na2O; Ca2O → CaO.

Bài tập trong Sách Bài tập

26.1. Trang 97 VBT Hóa học 8 : Dãy gồm các chất thuộc loại oxit axit là :

A. CO2, SO2, Na2O, SO3, NO2.

B. CaO, CO2, SO2, P2O5.

C. CO2, SO2, SO3, P2O5, NO2.

D. NO2, P2O5, Fe2O3, CaO.

Lời giải

Chọn C

Dựa vào phân loại oxit, các chất thuộc loại oxit axit là: CO2, SO2, SO3, P2O5, NO2

Bài tập trong Sách Bài tập

26.10. Trang 97 VBT Hóa học 8 :Cho 28,4 g điphotpho pentaoxit P2O5 vào cốc chứa 90 g H2O để tạo thành axit photphoric H3PO4. Khối lượng axit H3PO4 tạo thành là

A. 19,6 g.

B. 58,8 g.

C. 39,2 g.

D. 40 g.

Lời giải

Chọn C

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Theo đề: nP2O5 = 0,2 mol; nH2O = 5mol

Theo phương trình: 1 mol P2O5 phản ứng với 3 mol H2O tạo 2 mol H3PO4

0,2 mol H2O phản ứng với 0,6 mol P2O5 tạo 0,4 mol H3PO4

mH3PO4 = 0,4.98 = 39,2g

Để học tốt Hóa học lớp 8, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Vở bài tập Hóa học 8 Bài 27: Điều chế oxi – Phản ứng phân hủy.

Học theo Sách giáo khoa

Bài tập trong Sách bài tập

Để học tốt Hóa học lớp 8, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Vở bài tập Hóa học 8 Bài 28: Không khí – Sự cháy.

Học theo Sách giáo khoa

Bài tập trong Sách bài tập

Để học tốt Hóa học lớp 8, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Vở bài tập Hóa học 8 Bài 29: Bài luyện tập 5.

Học theo Sách giáo khoa

Bài tập trong Sách bài tập

Để học tốt Hóa học lớp 8, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Vở bài tập Hóa học 8 Bài 31: Tính chất, ứng dụng của hiđro.

Học theo Sách giáo khoa

Bài tập trong Sách bài tập

Để học tốt Hóa học lớp 8, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Vở bài tập Hóa học 8 Bài 32: Phản ứng oxi hóa – khử.

Học theo Sách giáo khoa

Bài tập trong Sách bài tập

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1001

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống