Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

I. CANXI OXIT CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT NÀO ?

Canxi oxit là chất rắn , màu trắng , nóng chảy ở nhiệt độ rất cao.

Canxi oxit có đầy đủ tính chất của oxit bazo .

1. Tác dụng mạnh với nước sản phẩm là bazo (phản ứng tỏa nhiệt)

Phương trình hóa học: CaO + H2O → Ca(OH)2

2. Tác dụng mạnh với dung dịch axit HCl sản phẩm là muối CaCl2 và nước.

Phương trình hóa học: CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

3. Tác dụng với oxit axit sản phẩm là muối.

Phương trình hóa học: CaO + CO2 → CaCO3

Kết luận về tính chất hóa học của canxi oxit: canxi oxit là oxit bazo.

II. CANXI OXIT CÓ NHỮNG ỨNG DỤNG GÌ?

– Phần lớn canxi oxit được dùng trong công nghiệp luyện kim và làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa học.

– Canxi oxit còn được dùng để khử chua đất trồng trọt, xử lí nước thải công nghiệp, sát trùng, diệt nấm, khử độc môi trường,…

– Canxi oxit có tính hút ẩm mạnh nên được dùng để làm khô nhiều chất.

III. SẢN XUẤT CANXI OXIT NHƯ THẾ NÀO?

Sản xuất canxi oxit trong công nghiệp

1. Nguyên liệu: đá vôi (chứa CaCO3). Chất đốt là than đá, củi, dầu, khí tự nhiên,…

2. Các phương trình hóa học:

– Than cháy sinh ra khí CO2 và tỏa nhiều nhiệt: C + O2 → CO2

– Nhiệt sinh ra phân hủy đá vôi ở khoảng trên 900˚C: CaCO3 → CaO + CO2

Bài tập

Bài tập bổ sung

Bài 1. (Trang 8 VBT Hóa học 9 ) Bằng phương pháp hóa học nào có thể nhận biết được từng chất trong mỗi dãy chất sau ?

a) Hai chất rắn màu trắng là CaO và Na2O.

b) Hai chất khí không màu là CO2 và O2.

Lời giải:

a) Nhận biết hai chất rắn CaO và Na2O : Hòa tan 2 chất vào 2 cốc nước, lọc lấy dung dịch, sau đó dẫn khí CO2 qua mỗi dung dịch. Dung dịch nào xuất hiện kết tủa (Ca(OH)2) thì ban đầu là CaO

b) Nhận biết hai khí O2 và CO2: Cho tàn đóm đỏ vào từng khí.Khí nào làm tàn đóm bùng cháy trở lại là khí O2 còn lại là CO2

Bài 2. (Trang 8 VBT Hóa học 9 ) Hãy nhận biết từng chất trong mỗi nhóm chất sau bằng phương pháp hóa học.

a) CaO, CaCO3;

b) CaO, MgO.

Lời giải:

a) Nhận biết CaO và CaCO3 : Cho 2 chất vào 2 ông nghiêm chứa nước. Ống nào thấy chất rắn tan thì đó là CaO

CaO + H2O → Ca(OH)2

b) Nhận biết CaO và MgO: Cho 2 chất vào 2 ông nghiêm chứa nước. Ống nào thấy chất rắn tan thì đó là CaO

CaO + H2O → Ca(OH)2

Bài 3. (Trang 9 VBT Hóa học 9 ) 200ml dung dịch HCl có nồng độ 3,5M hòa tan vừa hết 20 g hỗn hợp hai oxit CuO và Fe2O3

a) Viết các phương trình hóa học

b) Tính khối lượng của mỗi oxit có trong hỗn hợp ban đầu.

Lời giải:

a) Các phương trình hóa học:

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O (1)

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O (2)

Khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp: x + y = 20; nHCl = 3,5.0,2 = 0,7 mol

Gọi khối lượng của CuO trong hỗn hợp là x và Fe2O3 là y (gam).

Từ (1) và (2) ta có:

x + y = 20

Giải hệ phương trình ta được x = 4 gam và y = 16 gam.

Bài 4. (Trang 9 VBT Hóa học 9 ) Biết 2,24 lít khí CO2 (đktc) tác dụng vừa hết với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 sản phẩm là BaCO3 và H2O

a) Viết phương trình hóa học

b) Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng

c) Tính khối lượng chất kết tủa thu được.

Lời giải:

a) Phương trình hóa học: CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O

b) Nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 :

nCO2 = 0,1mol

c) Khối lượng kết tủa :

Chất kết tủa thu được sau phản ứng là BaCO3 có số mol là 0,1

mBaCO3 = 0,1 × 197 = 19,7g

Học theo Sách giáo khoa

Bài tập bổ sung

Bài 1. (Trang 9 VBT Hóa học 9) Sản xuất vôi sống CaO bằng cách nung đá vôi (thành phần chính là canxi cacbonat CaCO3).

a) Viết phương trình hóa học.

b) Từ 1 tấn đá vôi có chứa 80% canxi cacbonat có thể sản xuất được bao nhiêu tấn vôi sống?

Lời giải:

a) Phương trình hóa học: CaCO3 → CaO + CO2

b) Khối lượng vôi sống sản xuất được:

Bài 2. (Trang 9 VBT Hóa học 9) Hãy thực hiện các thí nghiệm để loại bỏ tạp chất ra khỏi hỗn hợp sau:

a) Khí O2 lẫn tạp chất là CO2.

b) Không khí (hỗn hợp N2 và O2) có lẫn tạp chất là SO2.

c) Bột CaCO3 có lẫn tạp chất là CaO.

Lời giải:

a) Loại bỏ tạp chất CO2 lẫn với O2 : Dẫn hỗn hợp qua dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2 . CO2 phản ứng với Ca(OH)2 tạo kết tủa trắng và bị giữ lại trong dung dịch.

Phương trình hóa học: Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

b) Loại bỏ tạp chất SO2 có trong không khí: Dẫn hỗn hợp qua dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2 . SO2 phản ứng với Ca(OH)2 tạo kết tủa trắng và bị giữ lại trong dung dịch.

Phương trình hóa học: Ca(OH)2 + SO2 → CaSO3 + H2O

c) Loại bỏ tạp chất CaO khỏi CaCO3: CaO tác dụng với CO2 tạo thành CaCO3

Phương trình hóa học: CaO + CO2⟶ CaCO3

Bài 3. (Trang 9 VBT Hóa học 9) Khối lượng Ca(OH)2 sản xuất được từ 112kg CaO tác dụng với H2O là

      A. 74 kg       B. 148 kg       C. 14,8 kg       D. 7,4 kg

Lời giải:

Kết quả đúng: B

Bài tập

Để học tốt Hóa học lớp 9, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Vở bài tập Hóa học 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit.

Học theo Sách giáo khoa

Bài tập

Bài tập bổ sung

Để học tốt Hóa học lớp 9, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Vở bài tập Hóa học 9 Bài 2: Một số oxit quan trọng: Lưu huỳnh Đioxit.

Bài 2: Một số oxit quan trọng: Lưu huỳnh Đioxit

Học theo Sách giáo khoa

Bài tập

Bài tập bổ sung

Để học tốt Hóa học lớp 9, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Vở bài tập Hóa học 9 Bài 3: Tính chất hóa học của axit.

Học theo Sách giáo khoa

Bài tập

Bài tập bổ sung

Để học tốt Hóa học lớp 9, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Vở bài tập Hóa học 9 Bài 4: Một số axit quan trọng.

Học theo Sách giáo khoa

Bài tập

Bài tập bổ sung

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1094

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống