Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

I. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

1. Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.

2. Dung dịch axit tác dụng với nhiều kim loại sản phẩm là muối giải phóng khí hiđro

Phương trình hóa học: 2HCl + Fe → FeCl2 + H2

Chú ý:

Những kim loại không tác dụng với HCl, H2SO4 loãng như Cu, Ag, Hg,…

Axit HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại nhưng không giải phóng hiđro.

3. Axit tác dụng với bazơ sản phẩm là muối và nước (phản ứng trung hòa)

Phương trình hóa học: H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O

4. Axit tác dụng với oxit bazơ sản phẩm là muối và nước

Phương trình hóa học: Fe2O3 + 6HCl → FeCl3 + 3H2O

II. AXIT MẠNH VÀ AXIT YẾU

+ Một số axit mạnh là: HCl, H2SO4, HNO3,…

+ Một số axit yếu là: H2S, H2CO3,…

Bài tập

Bài tập bổ sung

Bài 1. (Trang 14 VBT Hóa học 9 ) Từ Mg, MgO, Mg(OH)2 và dung dịch axit sunfuric loãng, hãy viết các phương trình hóa học của phản ứng điều chế magie sunfat.

Lời giải:

Phương trình hóa học điều chế MgSO4 từ Mg, MgO, Mg(OH)2 và H2SO4 loãng:

Bài 2. (Trang 14 VBT Hóa học 9 ) Có những chất sau: CuO, Mg, Al2O3, Fe(OH)3, Fe2O3. Hãy chọn một trong những chất đã cho tác dụng với dung dịch HCl sinh ra:

a) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí.

b) Dung dịch có màu xanh lam

c) Dung dịch có màu vàng nâu

d) Dung dịch không có màu.

Lời giải:

a) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí là khí H2.

Phương trình hóa học: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

b) Tạo dung dịch có màu xanh lam, chất đó là dung dịch muối đồng (II).

Phương trình hóa học: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

c) Tạo dung dịch có màu vàng nâu, chất đó là dung dịch muối sắt (III)

Phương trình hóa học:

Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

d) Tạo dung dịch không có màu, chất đó là dung dịch muối nhôm.

Phương trình hóa học: Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O.

Bài 3. (Trang 14 VBT Hóa học 9 ) Hãy viết các phương trình hóa học của phản ứng trong mỗi trường hợp sau:

a) Magie oxit và axit nitric;

b) Đồng (II) oxit và axit clohiđric;

c) Nhôm oxit và axit sunfuric;

d) Sắt và axit clohiđric;

e) Kẽm và axit sunfuric loãng.

Lời giải:

Bài 4. (Trang 14 VBT Hóa học 9 ) Có 10 gam hỗn hợp bột hai kim loại đồng và sắt. Hãy giới thiệu phương pháp xác định thành phần phần trăm (theo khối lượng) của mỗi kim loại trong hỗn hợp theo:

a) Phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học.

b) Phương pháp vật lí.

Lời giải:

a) Phương pháp hóa học:

– Ngâm hỗn hợp bột Fe và Cu vào dung dịch axit HCl lấy dư cho đến khi khí ngừng thoát ra

– Lọc lấy chất rắn còn lại, rửa nhiều lần trên giấy lọc, làm khô và cân. Chất rắn đó là Cu.

– Tính toán

b) Phương pháp vật lí:

– Dùng thanh nam châm, sau khi đã bọc đầu nam châm bằng mảnh nilon mỏng và nhỏ. Chà nhiều lần vào hỗn hợp để lấy riêng Fe ra (Vì sắt bị nam châm hút còn đồng không bị nam châm hút), rồi đem cân.

– Tính toán

Học theo Sách giáo khoa

Bài tập bổ sung

Bài 1. (Trang 14 VBT Hóa học 9 ) Có những axit sau: HNO3, H2CO3, H2SO4, HCl, H2S, H2SO3. Cho biết:

a) Tên gọi của mỗi axit.

b) Axit nào là axit mạnh? Axit yếu?

Lời giải:

Bài 2. (Trang 14 VBT Hóa học 9 ) So sánh thể tích khí hiđro (cùng điều kiện to và p) thu được trong mỗi trường hợp sau:

Trường hợp 1:

      a) 1 mol Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ.

      b) 1 mol Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ.

Trường hợp 2:

      a) 2 gam Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ.

      b) 2 gam Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ.

Lời giải:

So sánh thể tích khí hiđro:

Kết luận: Thể tích khí H2 thu được ở (1) và (2) bằng nhau.

Trường hợp 2:

a) Số ml khí hiđro sinh ra: 2/56

a) Số ml khí hiđro sinh ra: 2/65

Kết luận: Thể tích khí H2 thu được ở (1) > thể tích khí H2 thu được ở (2).

Học theo Sách giáo khoa

Bài tập

Để học tốt Hóa học lớp 9, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Vở bài tập Hóa học 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit.

Học theo Sách giáo khoa

Bài tập

Bài tập bổ sung

Để học tốt Hóa học lớp 9, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Vở bài tập Hóa học 9 Bài 2: Một số oxit quan trọng.

Bài 2: Một số oxit quan trọng: Canxi Oxit

Học theo Sách giáo khoa

Bài tập

Bài tập bổ sung

Để học tốt Hóa học lớp 9, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Vở bài tập Hóa học 9 Bài 2: Một số oxit quan trọng: Lưu huỳnh Đioxit.

Bài 2: Một số oxit quan trọng: Lưu huỳnh Đioxit

Học theo Sách giáo khoa

Bài tập

Bài tập bổ sung

Để học tốt Hóa học lớp 9, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Vở bài tập Hóa học 9 Bài 4: Một số axit quan trọng.

Học theo Sách giáo khoa

Bài tập

Bài tập bổ sung

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 947

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống