Phần 1: Khái quát lịch sử thế giới cổ đại

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Giải Vở Bài Tập Lịch Sử 6 Bài 7: Ôn tập giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

    Bài 1 trang 18 VBT Lịch Sử 6: a) Dùng bút chì sáp màu đánh dấu những nơi tìm thấy di tích của người tối cổ vào lược đồ (Hình 9) dưới đây.

       b) Ở những nơi đó người ta tìm thấy những gì? Niên đại (thời gian) của những hiện vật cách ngày nay là bao nhiêu?

    Lời giải:

       Những nơi tìm thấy di tích của Người tối cổ: miền Đông châu Phi, trên đảo Gia – va (In-đô-nê-xi-a), Bắc Kinh (Trung Quốc),…

       b) Ở những nơi đó người ta tìm thấy hài cốt của người tối cổ với niên đại cách ngày nay khoảng 3 – 4 triệu năm.

    Bài 2 trang 19 VBT Lịch Sử 6: Có hai nhóm học sinh tranh luận về sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn và vẫn chưa được phân định đúng sai.

       Nhóm A khẳng định rằng: Người tối cổ thì trên người còn mọc nhiều lông, dáng đi hơi còng, cằm nhô về phía trước, đầu bạt về phía sau, thể tích não nhỏ hơn (850 – 1100 cm3).

       Nhóm B thì quả quyết rằng: Cơ bản đồng ý với ý kiến trên nhưng phải bổ sung thêm là: họ mới chỉ biết sử dụng công cụ lao động rất thô sơ (những hòn đá cuội nhặt được hoặc cành cây…)

       a) Nếu em được mời làm trọng tài thì em sẽ ủng hộ ý kiến của nhóm nào? Vì sao?

       b) Em có thể thêm hoặc bớt nội dung nào để câu trả lời được hoàn chỉnh hơn?

    Lời giải:

       a) Đồng ý với ý kiến của B vì nhóm A mới chỉ nêu được những đặc điểm cơ thể của Người tối cổ, nhóm B đã bổ sung thêm được hoạt động sản xuất của Người tối cổ.

       b) Người tối cổ trên người còn mọc nhiều lông, dáng đi hơi còng, cằm nhô về phía trước, đầu bạt về phía sau, thể tích não nhỏ hơn (850 – 1100 cm3). Họ mới chỉ biết sử dụng công cụ lao động rất thô sơ.

    Bài 3 trang 20 VBT Lịch Sử 6: Theo em thì yếu tố nào là đặc biệt quan trọng (không thể thiếu) để phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa Người tinh khôn và Người tối cổ (nếu như có bốn điều kiện đặc biệt sau):

       – Thể tích não của Người tinh khôn lớn hơn.

       – Người tinh khôn dáng đi thẳng, thân thể cân đối.

       – Bộ xương của Người tinh khôn nhỏ nhắn hơn.

       – Người tinh khôn biết cải tiến công cụ lao động tốt hơn, biết trồng trọt và chăn nuôi.

       Nếu em chọn yếu tố nào đặc biệt hãy giải thích tại sao?

    Lời giải:

       – Cả 4 yếu tố đều quan trọng nhưng yếu tố đặc biệt quan trọng là: Người tinh khôn biết cải tiến công cụ lao động tốt hơn, biết trồng trọt và chăn nuôi.

       – Vì: Yếu tố này thể hiện Người tinh khôn có sự phát triển vượt bậc so với Người tối cổ, cuộc sống dần ổn định, không còn bấp bênh, lệ thuộc vào thiên nhiên.

    Bài 4 trang 21 VBT Lịch Sử 6: a) Dùng bút chì sáp màu tô vào những vùng xuất hiện các quốc gia cổ đại sớm trên thế giới vào lược đồ (Hình 10) dưới đây.

       b) Liệt kê các quốc gia cổ đại trên thế giới kèm (theo thời gian ra đời thì càng tốt)

       c) Trong những quốc gia cổ đại thì quốc gia nào xuất hiện sớm nhất?

    Lời giải:

       b) Các quốc gia cổ đại phương Đông: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc (ra đời từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN).

       Các quốc gia cổ đại phương Tây: Hi Lạp và Rô – ma (ra đời vào khoảng thiên niên kỉ I TCN).

       c) Ai Cập là quốc gia xuất hiện sớm nhất (Khoảng cuối thiên niên kỉ IV TCN)

    Bài 5 trang 22 VBT Lịch Sử 6: a) Liệt kê tên gọi các tầng lớp và giai cấp trong xã hội cổ đại phương Đông (lưu ý vua không phải là một giai cấp riêng biệt)

       b) Liệt kê tên gọi các tầng lớp và giai cấp trong xã hội cổ đại phương Tây

       c) Tên gọi các nhà nước cổ đại:

       – Phương Đông

       – Phương Tây

       d) Nếu ta đặt tên gọi chung cho các kiểu nhà nước cổ đại phương Đông và phương Tây có được không? Giải thích?

    Lời giải:

       a) Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông: quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.

       b) Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Tây: chủ nô, nô lệ.

       c) Tên gọi các nhà nước cổ đại:

       – Phương Đông: Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông

       – Phương Tây: Chiếm hữu nô lệ

       d) Không thể gọi chung cho các kiểu nhà nước cổ đại phương Đông và phương Tây vì tính chất, đặc điểm của hai kiểu nhà nước này hoàn toàn khác nhau.

    Bài 6 trang 22 VBT Lịch Sử 6: a) Điểm lại những thành tựu văn hóa cổ đại

       b) Thử đánh giá vị trí, tác dụng, ý nghĩa của các thành tựu văn hóa thời cổ đại đối với chúng ta ngày nay.

    Lời giải:

       a)

    Thành tựu văn hóa Phương Đông Phương Tây
    Chữ viết, chữ số Chữ tượng hình, hệ đếm đếm 10, nghĩ ra số 0, tính được số pi. Tạo ra hệ chữ cái a, b, c.
    Khoa học Sáng tạo ra Âm lịch, có nhiều đóng góp trong các lĩnh vực toán học, vật lí, địa lí, y học…. Sáng tạo ra Dương lịch. Đạt trình độ khá cao về toán học, vật lí, triết học, sử học, địa lí, văn học…với các nhà khoa học nổi tiếng như Ta-let, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít….
    Công trình nghệ thuật Kim tự tháp (Ai Cập), thành Ba-bi-lon (Lưỡng Hà), tượng Nhân sư… Đền Pác-tê-nông ở A-ten, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô…

       b)

       – Thành tựu văn hóa thời cổ đại rất phong phú, đa dạng, sáng tạo và có giá trị thực tiễn đã nói lên được tài năng, sự lao động nghiêm túc với trình độ cao của con người thời cổ đại.

       – Người cổ đại đã để lại những kiệt tác khiến chúng ta vô cùng thán phục. Khó có thể tin nổi bằng những công cụ lạc hậu, người Ai Cập cổ đã xây dựng được những Kim tự tháp đồ sộ.

       – Thành tựu của nền văn hóa cổ đại đặt nền móng cho nhiều ngành khoa học và đặt nền móng cho sự phát triển của văn minh nhân loại sau này.

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 983

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống