Chương I: Thời kì xác lập của chủ nghĩa tư bản (Từ giữa thế kỉ 16 đến nửa sau của thế kỉ 19)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Vở Bài Tập Lịch Sử 8 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

    Bài 1 trang 3 VBT Lịch Sử 8: Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

       Bắt đầu từ thế kỉ XVI, ở Tây Âu đã xuất hiện một nền sản xuất mới – nền sản xuất TBCN. Vậy, nền sản xuất mới đó đã ra đời trong hoàn cảnh nào?

       a. Trong lòng xã hội phong kiến đã suy yếu.

       b. Không bị chế độ phong kiến kìm hãm.

       c. Mặc dù bị kìm hãm nhưng vẫn phát triển.

    Lời giải:

       (a) Trong lòng xã hội phong kiến đã suy yếu.

       Những biểu hiện nào dưới đây chúng tỏ nền sản xuất mới – TBCN phát triển?

       a. Các công trường thủ công ra đời với nhiều xưởng thủ thuê mướn nhân công.

       b. Nhiều thành thị trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán.

       c. Các ngân hàng được thành lập và ngày càng có vai trò to lớn.

    Lời giải:

       (a) Các công trường thủ công ra đời với nhiều xưởng thuê mướn nhân công.

       Trước cách mạng Hà Lan (thế kỉ XVI), nhân dân Nê-đéc-lan chịu sự thống trị của nước nào?

       a. Vương quốc Anh

       b. Vương quốc Tây Ban Nha.

       c. Bồ Đào Nha

       d. Pháp

    Lời giải:

       (b) Vương quốc Tây Ban Nha.

    Lời giải:

       – Vào đầu thế kỉ XVI, vùng đất Nê-đéc-lan có nền sản xuất TBCN phát triển nhất châu Âu, song sự thống trị của thực dân phong kiến Tây Ban Nha đã kìm hãm sự phát triển này.

       – Tháng 8/1566, Nhân dân Nê-đéc-lan nổi dậy chống lại ách cai trị của thực dân phong kiến Tây Ban Nha.

       – Năm 1581, bảy tỉnh miền Bắc Nê-đéc-lan thành lập nước Cộng hòa với tên gọi chính thức là “Các tỉnh liên hiệp” (sau này gọi là “Hà Lan”).

       – Năm 1648, nền độc lập của Hà Lan chính thức được công nhận.

       a. cách mạng tư sản Hà Lan nổ ra đầu tiên (tháng 8/1566).

       b. Lật đổ ách thống trị của vương quốc Tây Ban Nha.

       c. cách mạng Hà lan mở đầu thời đại mới – thời đại chủ nghĩa tư bản chiến thắng chế độ phong kiến.

       d. năm 1581, các tỉnh miền Bắc Nê-đéc-lan thành lập nước cộng hòa.

    Lời giải:

       (c) Cách mạng Hà lan mở đầu thời đại mới – thời đại chủ nghĩa tư bản chiến thắng chế độ phong kiến.

    Lời giải:

           [S] Vào giữ thế kỉ XVII, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở nước Anh lớn mạnh nhất Châu Âu.

           [Đ] Niều trung tâm lớn về kinh tế, thương mại, tài chính của nước Anh xuất hiện, tiêu biểu là ở Luân Đôn.

           [S] Hàng hóa của Anh không thể cạnh tranh với hàng hóa của các nước châu Âu.

           [Đ] Tầng lớp “quý tộc mới” là những quý tộc phong kiến đã tư sản hóa, khinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa, như: thuê công nhân nông nghiệp, mở công xưởng…

           [S] Mặc dù nông dân bị “rào đất cướp ruộng”, nhưng đời sống của họ không nghèo khổ vì được kéo ra thành thị làm thuê cho tư bản.

          [Đ] Đến giữa thế kỉ XVII, mâu thuẫn xã hội nước Anh diễn ra hết sức gay gắt.

           [S] Năm 1640, cuộc cách mạng tư sản Anh bùng nổ.

    Lời giải:

       – Giai đoạn 1 (1642 – 1649):

       + 8/1642, Vua Sáclơ I tuyên chiến với Quốc hội, nội chiến bùng nổ. Ưu thế ban đầu nghiêng về phía nhà vua.

       + Từ khi Ôlivơ Crômoen lên làm chỉ huy quân đội quốc hội, quân đội Quốc hội liên tiếp giành thắng lợi. Vua Sáclơ I bị bắt.

       – Giai đoạn 2 (1649 – 1688)

       + 30/1/1649, Vua saclo I bị xử tử, nước Anh trở thành nước Cộng Hòa, cách mạng đạt tới đỉnh cao.

       + 1653 – 1658, nền độc tài quân sự được thiết lập do Ôlivơ Crômoen đứng đầu.

       + 1659 – 1688: do sự thỏa hiệp của Quốc hội với lực lượng phong kiến cũ nên chế độ phong kiến chuyên chế được lập lại.

       + 12/1688, với thắng lợi của “cuộc cách mạng quang vinh”, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập ở Anh, do Vinhem Ôrangio làm quốc trưởng.

    Lời giải:

       – Tầng lớp “Quý tộc mới” đóng vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản Anh đi đến thành công.

       – Tuy nhiên, chính sự tham gia của tầng lớp “Quý tộc mới” trong lực lượng lãnh đạo, là một trong những nguyên nhân đưa đến tính “Không triệt để” của cuộc cách mạng tư sản Anh. Vì: tầng lớp quý tộc mới muốn lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế để tự do sản xuất và kinh doanh, nhưng tinh thần chống phong kiến của họ không triệt để, không quyết tâm xóa bỏ tận gốc chế độ phong kiến mà chỉ muốn cải tạo chế độ phong kiến chuyên chế cho phù hợp với lợi ích của mình.

    Lời giải:

       Cách mạng Anh là cuộc cách mạng tư sản, do giai cấp tư sản và Quý tộc mới lãnh đạo. Cách mạng thành công chủ yếu là được quần chúng nhân dân ủng hộ và tham gia đấu tranh. Tiếp sau cuộc cách mạng Hà Lan Cách mạng tư sản Anh đã lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

       Tuy vậy, cuộc cách mạng này vẫn có hạn chế vì nó không triệt để xóa bỏ tận gốc chế độ phong kiến, chỉ mang lại thắng lợi cho giai cấp tư sản và Quý tộc mới, còn quyền lợi của nhân dân lao động không được đáp ứng.

    Lời giải:

       Cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng không triệt để vì:

       – Thứ nhất: không triệt để xóa bỏ thế lực phong kiến. ví dụ: duy trì ngôi vua, thế lực của tầng lớp Quý tộc mới được bảo lưu…

       – Thứ hai: Quần chúng nhân dân không được hưởng thành quả của cách mạng. Ví dụ: Sau cách mạng, vấn đề ruộng đất cho nông dân vẫn không được giải quyết, tình trạng “rào đất cướp ruộng” tiếp tục diễn ra, khiến cho hơn 3 triệu người nông dân Anh bị biến thành vô sản.

     Hãy đánh dấu X vào ô trống trước câu mà em cho là đúng:

    Lời giải:

        Các câu chứa thông tin đúng là:

           [X] Sau khi Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ (năm 1492), thực dân châu Âu đã xâm lược và biến châu lục mới này thành thuộc địa của mình.

           [X] Bắc Mĩ là vùng đất phì nhiêu, giàu tài nguyên, là quê hương lâu đời của người In-đi-an, nhưng đã bị thực dân Anh xâm chiếm, cướp bóc.

           [X] Trong các thế kỉ XVII – XVIII, thực dân Anh đã lần lượt thành lập 13 thuộc địa của mình ở Bắc Mĩ.

           [X] Vào giữa thế kỉ XVIII, 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đã phát triển theo con đường Tư bản chủ nghĩa, nhưng vẫn chịu sự thống trị của thực dân Anh.

           [X] Thực dân Anh luôn tìm mọi cách ngăn cản, không cho công thương nghiệp ở các thuộc địa Bắc Mĩ phát triển (đánh thuế nặng, giữ độc quyền buôn bán….)

           [X] Nguyên nhân chính của cuộc chiến tranh giành độc lập là mâu thuẫ giữa 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ với nước Anh.

    Lời giải:

      Điểm tiến bộ trong tuyên ngôn Độc lập của Mĩ:

       – Nội dung tuyên ngôn đã lên tiếng bảo vệ nhân quyền, trong đó nhấn mạnh đến: quyền bình đẳng, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

       – Nội dung tuyên ngôn đã khẳng định: quyền làm chủ đất nước thuộc về tập thể quần chúng nhân dân chứ không phải một cá nhân hay một nhóm thiểu số người.

    Lời giải:

            [S] Nước Cộng hòa Bắc Mĩ ra đời.

            [Đ] Anh phải thừa nhận nền độc lập của các thuộc địa Bắc Mĩ.

            [Đ] Chiến tranh kết thúc và Hợp chúng quốc Mĩ ra đời.

            [Đ] Năm 1787, Hiến pháp mới được ban hành.

           [S] Theo hiến pháp 1787, quyền dân chủ của mọi người dân đều được đảm bảo, trong đó có cả phụ nữ.

    Lời giải:

       Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là một cuộc chiến tranh chính nghĩa. Bởi lẽ:

       – Đây là cuộc chiến tranh nhằm giải quyết mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân thuộc địa Bắc Mĩ với thực dân Anh, đem lại quyền lợi chính đáng cho toàn dân tộc Bắc Mĩ (giành quyền độc lập, tự chủ…)

       – Cuộc đấu tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ cũng đồng thời là cuộc đấu tranh cho “Nhân quyền”, trong đó nhấn mạnh đến các quyền cơ bản, thiêng liêng và bất khả xâm phạm là: tự do, bình đẳng và mưu cầu hạnh phúc.

    Lời giải:

    Lời giải:

       – Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản vì: cuộc chiến tranh không chỉ giải quyết nhiệm vụ giải phóng dân tộc mà còn giải quyết những nhiệm vụ kinh tế – xã hội của 1 cuộc cách mạng dân chủ tư sản, như: thủ tiêu nền thống trị của quý tộc địa chủ Anh, mở đường cho sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

       – Tuy nhiên, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để, vì: không thủ tiêu thế lực của tầng lớp chủ nô, nhân dân lao động không được hưởng thành quả của cách mạng.

    Lời giải:

       – Cách mạng tư sản là một sự kiện lịch sử diễn ra nhằm xóa bỏ các rào cản kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

       – Chế độ quân chủ Lập hiến là thể chế chính trị của một nước, trong đó: ngôi vua vẫn được duy trì song quyền lực của vua bị hạn chế bằng hiến pháp do Quốc hội (tư sản) định ra.

       – Tầng lớp “Quý tộc mới” là bộ phận quý tộc sản xuất và kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa, như: thuê nhân công nông nghiệp, mở công xưởng….

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1130

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống