Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Giải Vở Bài Tập Lịch Sử 8 Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:
Bài 1 trang 20 VBT Lịch Sử 8: Đời sống của giai cấp công nhân Anh và công nhân các nước đầu thế kỉ XIX như thế nào?
Lời giải:
– Về điều kiện ăn ở: người công nhân phải sống trong các khu nhà ỏ chuột tồi tàn.
– Về điều kiện lao động: môi trường làm việc luôn ẩm thấp, nóng nực.
– Thời gian làm việc mỗi ngày: từ 14 đến 16 tiếng
– Tiền lương: đồng lương rẻ mạt, thường xuyên bị giới chủ phạt (hạ lương). Lương của phụ nữ và trẻ em thấp hơn so với đàn ông.
Lời giải:
– Trẻ em phải làm những công việc nặng nhọc từ 12 cho đến 16 tiếng mỗi ngày trong các nhà máy, hầm mỏ. Cuộc sống của các em rất khó khăn, khổ cực.
Hãy điền dấu X vào ô trống chỉ nội dung mà em cho là đúng.
Lời giải:
[X] Vào cuối thế kỉ XVIII, phong trào đập phá máy móc, đốt công xưởng nổ ra đầu tiên ở Anh, sau đó lan rộng ra các nước khác vào đầu thế kỉ XIX.
[X] Công nhân đập phá máy móc vì họ nghĩ rằng máy móc là nguồn gốc của sự đau khổ.
[X] Ngoài hình thức đập phá máy móc, đốt công xưởng, công nhân còn đấu tranh bằng nhiều hình thức như bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm.
“Công nhân nam, nữ, cả trẻ em, phải đi làm thuê trong những điều kiện lao động rất khắc nghiệt. Nơi sản xuất nóng bức vào mùa hè và lạnh vào mùa đông. Không khí lao động thường nặng nề, ngạt thở, môi trường bị ô nhiễm, như xưởng kéo sợi bông có nhiều hạt bụi, rất hại phổi. Trẻ em và nữ công nhân gầy còm, xanh xao, mắc các bệnh đau xương sống, chân đi vòng kiềng, vẹo xương, sưng khớp và nhiều bệnh hiểm nghèo khác. Thân thể phát triển không bình thường và nhiều người chết yểu, chỉ 40 tuổi mà trông già như người 60 tuổi, người lao động không thọ quá 40 tuổi”
Em có nhận xét gì về cuộc sống của công nhân Anh nửa đầu thế kỉ XIX qua đoạn trích này?
Lời giải:
– Nhận xét: Cuộc sống của người công nhân Anh rất cơ cực, khốn khổ bởi lòng tham và sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản. Người công nhân phải lao động trong môi trường rất tồi tàn, khắc nghiệt: bị ô nhiễm, nóng nực vào mùa hè, lạnh vào mùa đông…. Do phải lao động nặng nhọc trong môi trường lao động tồi tàn, người công nhân Anh mắc phải nhiều bệnh hiểm nghèo, sức lao động và tuổi thọ bị giảm sút.
Lời giải:
Niên đại | Tên phong trào (hoặc nơi nổ ra khởi nghĩa) | Mục tiêu đấu tranh | Kết quả |
1831, 1834 | Công nhân dệt tơ thành phố Li-ông (Pháp) | – tăng lương | Khởi nghĩa bị đàn áp |
– giảm giờ làm | |||
– thiết lập chế độ Cộng hòa. | |||
1844 | Công nhân dệt vùng Sơ-lê-din (Đức) | – Cải thiện điều kiện lao động, chống sự hà khắc của giới chủ | – khởi nghĩa bị đàn áp |
1836 đến 1847 | Phong trào Hiến chương (Anh) | – Tăng lương | – phong trào bị dập tắt. |
– Giảm giờ làm | |||
– Đòi quyền phổ thông bầu cử. |
Lời giải:
“C.Mác sinh năm 1818 trong một gia đình trí thức gốc Do Thái ở thành phố Tơ-ri-ơ nước Đức, Mác đã nổi tiếng là một người thông minh, sớm tỏ ra uyên bác, vì vậy mới 23 tuổi Mác đã đỗ tiến sĩ triết học Mác vừa làm khoa học, vừa cộng tác với báo chí cách mạng. Sau khi bị trục xuất khỏi Đức vì hoạt động cách mạng năm 1844 Mác sang Pa-ri tìm hiểu và tiếp tục tham gia vào phong trào cách mạng Pháp.
Ph. Ăng-ghen sinh năm 1820 trong một gia đình chủ xưởng giàu có ở thành phố Bác-men (Đức). Ăng-ghen rất căm ghét những thủ đoạn làm giàu của giai cấp tư sản. Vì vậy, năm 1842, ông sang Anh và đi sâu tìm hiểu nỗi khổ của người công nhân. Ông viết nhiều bài, được tập hợp trong cuốn “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”.
Năm 1844 Ăng-ghen từ Anh sang Pháp và gặp Mác. Từ đây, hai ông bắt đầu một tình bạn lâu dài và đầy cảm động trong quá trình hoạt động cách mạng cho phong trào công nhân thế giới.””
a. Lê-nin
b. Bi-xmac.
c. C. Mác và Ph. Ăng-ghen.
d. Da-ri-ban-đi.
Lời giải:
(c) C.Mác và Ph.Ăng-ghen.
a. tháng 2/1848
b. 1789
c. 1861
d. 1865
Lời giải:
(c) Tháng 2 năm 1848.
Lời giải:
(a) Sau khi “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” ra đời, phong trào công nhân đã có những chuyển biến mạnh mẽ.
(b) giai cấp công nhân ở nhiều nước đứng lên đấu tranh quyết liệt chống lại sự áp bức bóc lột của giai cấp tư sản.
(c) phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động Pa-ri ngày 23/3/1848 được coi là trận chiến lớn đầu tiên giữa hai giai cấp – vô sản và tư sản.
(d) phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động Pa-ri dù bị đàn áp nhưng có ý nghĩa rất to lớn.
(e) ở nước Đức, phong trào đấu tranh của công nhân và thợ thủ công cũng diễn ra làm cho giai cấp tư sản lo sợ và đã đầu hàng thế lực phong kiến.
Lời giải:
– Phong trào công nhân từ năm 1848 đến năm 1870:
+ Những cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước châu Âu không ngừng diễn ra, song vẫn còn tình trạng phân tán về tổ chức và phân tán về tư tưởng → đòi hỏi phải có một tổ chức cách mạng quốc tế để đoàn kết và lãnh đạo phong trào công nhân các nước.
– Hoạt động cách mạng của C.Mác:
+ Tích cực truyền bá chủ nghĩa cộng sản.
+ Bồi dưởng lý luận cho những cán bộ của “Đồng minh những người cộng sản”
→ Các hoạt động của C.Mác đã tạo điều kiện tiền đề về chính trị – tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Quốc tế thứ nhất.
– Vai trò của Quốc tế thứ nhất:
+ Góp phần làm cho phong trào công nhân có bước chuyển biến mới, diễn ra sôi nổi, quyết liệt hơn.
+ Đào tạo được nhiều cán bộ trở thành người tổ chức và lãnh đạo những chỉnh đảng vô sản đầu tiên của phong trào công nhân quốc tế.
+ Truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân.