Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
Giải Vở Bài Tập Lịch Sử 9 Bài 19: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 – 1925 giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:
Bài 1 trang 52 VBT Lịch Sử 9:
Lời giải:
a. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước đế quốc thắng trận họp ở Véc-xai để làm gì? Hãy hoàn thiện ô chữ sau để nói lên mục đích của hội nghị Véc– xai?
CHIA LAI THI TRUONG THE GIOI
b. Bản yêu sách của nhân dân An Nam mà Nguyễn Ái Quốc đưa đến hội nghị đề cập đế vấn đề gì? Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý mà em cho là đúng.
x | Đòi chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do dân chủ. |
x | Đòi được quyền sống bình đẳng. |
x | Đòi quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam. |
c. Những yêu sách trên có được chấp nhập không? Tác dụng sự kiện trên là gì?
x | Không |
Tác dụng của sự kiện trên: thức tỉnh tinh thần dân tộc của nhân dân Việt Nam, cổ vũ nhân dân Việt Nam đấu tranh chống đế quốc; gây tiếng vang lớn đối với nhân dân Pháp và nhân dân các thuộc địa Pháp.
Bài tập 2 trang 52-53 VBT Lịch Sử 9:
Lời giải:
a. Sau khi Nguyễn Ái Quốc đọc bản “sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lê-nin, Người đã làm gì? Hãy hoàn thiện sơ đồ dưới đây để trả lời câu hỏi trên.
Tháng 7 – 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản “sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lê-nin | → | Từ đó: Người hoàn toàn tin theo Lê-nin, dứt khoát đứng về Quốc tế thứ ba. Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định được con đường giành độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam |
b. Tháng 12 – 1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Đảng xã hội Pháp ở Tua, Người đã bỏ phiếu tán thành việc ra nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện đó có ý nghĩa gì? Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
B. Đánh dấu việc Nguyễn Ái Quốc đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ chủ nghĩa Mác – Lênin, từ người yêu nước trở thành người cộng sản.
Bài tập 3 trang 53-54 VBT Lịch Sử 9:
Lời giải:
a. Hãy hoàn thiện các ô chữ, chỉ tên các tờ báo do Nguyễn Ái Quốc sáng lập hoặc viết bài.
b. Hãy nối ô bên trái với ô bên phải cho phù hợp về nội dung.
Bài tập 4 trang 54 VBT Lịch Sử 9:
Lời giải:
a. Nguyễn Ái Quốc đã trình bày những vấn đề gì ở Đại hội V của Quốc tế cộng sản? Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời sai.
x | Ý nghĩa to lớn của cách mạng tháng Mười. |
b. Hãy cho biết những quan điểm trên của Nguyễn Ái Quốc có tác dụng như thế nào đến cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ?
Các quan điểm của Nguyễn Ái Quốc trình bày tại Đại hội V của Quốc tế cộng sản, khi được truyền bá về Việt Nam đã có tác dụng: thức tỉnh tinh thần dân tộc, thúc đẩy phong trào cách mạng và là bước chuẩn bị quan trọng về chính trị và tư tưởng cho sự thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
Bài tập 5 trang 55 VBT Lịch Sử 9:
Lời giải:
a. Hãy điền chứ (Đ) nếu đúng, chữ (S) nếu sai về các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu (Trung Quốc) vào các ô trống trước các ý sau đây.
Đ | Thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông |
Đ | Tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam có mặt tại đây. |
Đ | Gặp một số thanh niên mới từ trong nước sang sau sự kiện “tiếng bom Sa Diện” |
S | Viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp. |
Đ | Thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. |
b. Để đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã làm gì? Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời sai.
D. Cử người đi học tập tại Nhật Bản.
Bài tập 6 trang 55-56 VBT Lịch Sử 9:
Lời giải:
a. Cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên sau khi được đòa tạo ở Quảng Châu (Trung Quốc) đã làm gì? Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời sai.
D. Ở lại thế giới để hây dựng lực lượng cách mạng.
b. Tác phẩm Đường Cách mệnh và tờ báo Thanh niên có được đưa về Việt Nam không?
x | có |
không |
– Tác dụng của những sách báo đó:
+ Truyền bá lý luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam; vạch ra phương hướng cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam → giải quyết tình trạng khủng hoảng của cách mạng Việt Nam về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
+ Trang bị lý luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên để tuyên truyền đến giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân Việt Nam → góp phần chuẩn bị về tư tưởng và chính trị cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam.
Bài tập 7 trang 56 VBT Lịch Sử 9: Hãy điền vào cột bên phải trong bảng dưới đây những thông tin cần thiết về những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1919 – 1925) cho phù hợp với thời gian ở cột bên trái.
Lời giải:
Thời gian | Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc |
1919 |
– Gửi “bản yêu sách của nhân dân An Nam” tới Hội nghị Véc-xai. |
1920 |
– Đọc bản sơ thảo lần thứ nhất luận cương về những vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin → tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. – Tham gia Đại hội Tua, bỏ phiếu tán thành việc ra nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp. |
1921 |
– Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa. – Ra báo Người cùng khổ. – Viết bài cho các báo: Nhân Đạo, Đời sống công nhân,… |
1922 |
– Ở lại Pháp hoạt động cách mạng: nghiên cứu cách mạng tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác – Lênin, viết bài cho các tờ báo tiến bộ, truyền bá sách báo tiến bộ về Việt Nam, … |
1923 |
– Sang Liên Xô tham dự Hội nghị quốc tế nông dân. |
1924 |
– Tham dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản. – Trong thời gian ở Liên Xô: Nguyễn Ái Quốc hoạt động trong Quốc tế cộng sản và viết bài cho các báo “ Sự thật”, “tạp chí thư tín quóc tế”. – Cuối 1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc) tiếp tục hoạt động cách mạng. |
1925 |
– Thành lập hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. – Ra báo Thanh niên. – Xuất bản tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” |
Bài tập 8 trang 56-57 VBT Lịch Sử 9:
Lời giải:
a. Hãy đánh dấu X vào ô trống chỉ đúng tên các tổ chức quần chúng ở Việt Nam đầu năm 1929.
x | Công hội. | x | Hội học sinh |
Nông hội | Hội phụ nữ |
b. Chủ trương “vô sản hóa” của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên thực chất là gì?
– Chủ trương “Vô sản hóa” của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên thực chất là hoạt động: đưa hội viên vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùng sống và lao động với công nhân, để tự rèn luyện, đồng thời truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, tổ chức và lãnh đạo công nhân đấu tranh.