Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 6
- Đề Kiểm Tra Ngữ Văn Lớp 6
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 2
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 6
- Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
- Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2
Câu 1 (trang 144 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 – trang 7 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Văn bản này thuộc thể văn gì? Có mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?
Trả lời:
a, Văn bản này thuộc thể văn: kể chuyện hư cấu.
b, Chia đoạn và nội dung chính từng đoạn:
– Đoạn 1: từ đầu đến “bà mới sống qua được”
Nội dung chính: Câu chuyện giữa bà đỡ Trần và con hổ đực.
– Đoạn 2: từ “Người kiếm củi tên mỗ” đến “để ở ngoài cửa nhà bác tiều”
Nội dung chính: Câu chuyện giữa bác tiều và con hổ trán trắng.
Câu 2 (trang 144 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 – trang 7 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Với văn bản này, biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng là biện pháp gì? Tại sao lại dựng lên chuyện “Con hổ có nghĩa” mà không phải là “Con người có nghĩa”?
Trả lời:
– Biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng trong truyện là: tưởng tượng hư cấu.
– Dựng lên chuyện “con hổ có nghĩa” sẽ tạo ra tính hấp dẫn cho chuyện kể, hơn nữa nó nhấn mạnh lối sống tình nghĩa, đến con vật còn sống có nghĩa cớ sao con người lại có thể không như vậy.
Câu 3 (trang 144 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 – trang 7 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Chuyện gì đã xảy ra giữa bà đỡ Trần với con hổ thứ nhất và giữa bác Tiều với con hổ thứ hai? Trong mỗi chuyện, chi tiết nào em cho là thú vị? Chuyện con hổ với bác tiều so với chuyện con hổ với bà đỡ Trần có thêm ý nghĩa gì?
Trả lời:
Chuyện giữa bà đỡ Trần với con hổ thứ nhất | Chuyện giữa bác tiều phu với con hổ thứ hai | |
---|---|---|
Tóm tắt nội dung | Con hổ đực nhờ bà đỡ Trần đỡ đẻ cho con hổ cái. Sau khi bà đỡ Trần giúp đỡ hai vợ chồng nhà hổ, hổ đực đào lên một cục bạc trả ơn bà đỡ, giúp bà vượt qua mùa đói kém. | Bác tiều phu giúp con hổ trán trắng lấy khúc xương bò mắc ngang họng ra. Hổ biết ơn, từ đó nhớ lời bác tiều, mang con mồi săn được tới đặt trước nhà. Khi bác tiều mất, hổ tới thăm, mỗi dịp ngày giỗ bác tiều nó lại đưa dê hoặc lợn đến để ngoài cửa nhà bác. |
Các chi tiết thú vị | Con hổ đực cầm tay bà đỡ, nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. Hổ quỳ xuống bên một gốc cây, lấy chân đào lên một cục bạc tặng bà đỡ. | Hổ dùng đầu dụi vào quan tài, gầm lên, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Mỗi dịp ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ngoài cửa nhà bác tiều. |
Ý nghĩa | Đề cao lối sống biết đền ơn cho người đã giúp đỡ mình lúc hoạn nạn của con hổ | Ca ngợi lối sống ân nghĩa của con hổ với bác tiều phu, đó không chỉ là sự biết ơn mà còn là tình nghĩa. |
Câu 4 (trang 144 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 – trang 7 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Truyện Con hổ có nghĩa đề cao, khuyến khích điều gì cần có trong cuộc sống con người?
Trả lời:
Truyện con hổ có nghĩa đề cao lối sống ân nghĩa trong đạo làm người: phải biết ơn người đã cứu giúp mình trong cơn hoạn nạn, ghi nhớ ân nghĩa ấy suốt đời.
Câu 5. Tại sao tác giả lại chọn con hổ làm nhân vật chính trong truyện mà không chọn con vật khác như con hươu, con ngựa,…?
Trả lời:
Bởi vì con hổ vốn là một con vật hung dữ, dữ tợn. Chọn con hổ để nói chuyện ân nghĩa sẽ khiến cho tính chất ca ngợi, bài học đạo đức của câu chuyện trở nên sâu sắc hơn.
Câu 6. Trong dân gian, người ta vẫn thờ hổ, có phải vì hổ có nghĩa hay vì một lí do nào khác?
Trả lời:
Trong dân gian người ta thờ hổ bởi sức mạnh của nó, hổ được coi là chúa sơn lâm, nên dân gian xem hổ là con vật linh thiêng, thờ hổ nhằm cầu cho mọi việc được nâng đỡ, được bảo trợ.