Bài 10

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Câu 1 (trang 107 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 – trang 52 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Hãy tóm tắt truyện dựa vào mấy ý sau:

Trả lời:

   – Lí do cuộc họp làng chuột

   – Cảnh họp làng chuột lúc đầu và sáng kiến “đeo nhạc cho mèo”

   – Cảnh họp làng chuột lúc cử người “đeo nhạc cho mèo”

   – Kết quả việc cử người và thực hiện sáng kiến

Tóm tắt truyện

   – Lí do cuộc họp làng chuột: muốn đề ra kế sách chống lại mèo vì bấy lâu nay mèo cứ xơi chuột mãi, chuột mới đẻ ra là đã sợ mèo.

   – Cảnh họp làng chuột lúc đầu và sáng kiến “đeo nhạc cho mèo”: đông đúc, từ chuột Chù đến chuột Nhắt đến chuột Cống,…tất cả đều ưng thuận với ý kiến đeo nhạc cho mèo.

   – Cảnh họp làng chuột lúc cử người “đeo nhạc cho mèo”: im phăng phắc, không một ai nhúc nhích, chuột lại đùn đẩy nhau.

   – Kết quả việc cử người và thực hiện sáng kiến: Chuột Chù ì ạch, thật thà là người thực hiện, đến khi tới đeo nhạc vào cổ mèo thì mèo mới nhe nanh giương vuốt đã cắm đầu chạy mất.

Câu 2 (trang 107 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 – trang 52 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Cảnh họp làng chuột lúc đầu và lúc cử người “đeo nhạc cho mèo” rất đối lập nhau. Hãy chỉ ra và nêu ý nghĩa của những chi tiết đối lập ấy?

Trả lời:

Cảnh họp làng chuột lúc đầu Lúc cử người “đeo nhạc cho mèo”
Đông đủ
Cả làng dẩu mõm, quật đuôi, đồng thanh ưng thuận Im phăng phắc, không một cái tai nào nhích, không một cái răng nào nhe
Cả làng ai nấy lao xao, hớn hở Đùn đẩy trách nhiệm cho nhau

Ý nghĩa của các chi tiết đối lập nhau:

   – Khắc họa được sự ham sống sợ chết, hèn nhát, ích kỉ của làng chuột

Câu 3 (trang 107 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 – trang 53 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Em có nhận xét gì về việc tả các loại chuột trong truyện? Phải chăng mỗi loại chuột ám chỉ một loại người nào đó trong xã hội cũ?

Trả lời:

a, Nhận xét chung về việc tả chuột: Mỗi loại chuột đều có một đặc điểm ngoại hình, tính cách riêng, không con nào giống con nào.

b, Mỗi loại chuột ám chỉ một loại người nào đó trong xã hội:

   – Chuột Cống: những tên quan lại béo tốt, có chức quyền và chuyên quyền.

   – Chuột Nhắt: tên tay sai, dưới trướng quan, tinh ranh, lọc lõi.

   – Chuột Chù: những người không có quyền hành, là dân đen, phải chịu sai bảo.

Câu 4 (trang 107 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 – trang 53 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Trong cuộc họp làng chuột, ai có quyền xướng việc và sai khiến? Ai phải nghe theo và nhận những việc khó khăn, nguy hiểm?

   Trong cuộc họp làng chuột, những con chuột có quyền hơn được xướng việc và sai khiến, đó là Chuột Cống. Còn những con chuột yếu thế hơn như Chuột Chù thì phải nghe theo và nhận những việc khó khăn nguy hiểm

Câu 5 (trang 107 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 – trang 53 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Mục đích chính của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống. Truyện Đeo nhạc cho mèo đưa ra bài học gì?

Trả lời:

   Truyện khuyên nhủ con người ta luôn phải cân nhắc đến điều kiện và khả năng thực hiện khi dự định làm một công việc nào đó. Truyện còn cảnh tỉnh chúng ta phải cẩn thận, tỉnh táo trước những ý tưởng viển vông, đừng biến thành kẻ ham sống sợ chết, chỉ bàn mà không dám hành động, trút công việc khó khăn nguy hiểm cho những người khác, đặc biệt là những người yếu thế hơn mình.

Câu 6 (Bài luyện tập – trang 108 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 – trang 5 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Phân tích, đánh giá tính cách chuột cống.

Trả lời:

   – Qua việc nêu sáng kiến “đeo nhạc cho mèo”, tính cách của chuôt Cống thể hiện: là một kẻ viển vông, nêu ra ý tưởng mà không nghĩ đến phương thức thực hiện nó.

   – Khi làng bắt Cống phải làm nhiệm vụ “đeo nhạc cho mèo”, tính cách của chuột Cống thể hiện: là một kẻ ham sống sợ chết, không dám đứng mũi chịu sào dù có quyền hành lớn nhất.

   – Khi cử chuột Nhắt và sau đó là chuột Chù làm nhiệm vụ “đeo nhạc cho mèo”, tính cách của chuột Cống thể hiện: là kẻ ranh mãnh, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác để tránh phiền hà.

   – Khái quát chung về tính cách của chuột Cống: là một kẻ có chức quyền nhưng viển vông, ích kỉ, chỉ biết nghĩ cho bản thân, đặt khó khăn lên vai người khác, dù khó khăn đó là do chính mình tạo ra.

Câu 7. Hãy tìm hai ví dụ (đặt câu) trong đó có sử dụng thành ngữ “Đeo nhạc cho mèo”.

Trả lời:

   – Hãy tự biết lượng sức mình, đừng cố “đeo nhạc cho mèo”.

   – Nếu cứ cố chấp “đeo nhạc cho mèo” thì kết quả nhận lại chỉ là thiệt hại cho bản thân và mọi người.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1150

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống