Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 6
- Đề Kiểm Tra Ngữ Văn Lớp 6
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 2
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 6
- Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
- Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2
Câu 1. Giáo viên vẽ một hình tròn trên bảng rồi yêu cầu học sinh tưởng tượng đó là cái gì. Có bạn hình dung đó là mặt trời, có bạn nhìn ra mặt trăng, có bạn nghĩ là quả bóng bàn. Em hãy tưởng tượng xem hình tròn đó còn có thể là những vật gì nữa?
Trả lời:
Đó là: quả bóng đá, là góc nhìn từ trên xuống của một cái đĩa, là chiếc bánh giày,…
Câu 2. Giáo viên lại vẽ lên bảng một hình chữ nhật và lại hỏi đó là gì. Có bạn trả lời đó là cái bảng đen, có bạn trả lời là tờ giấy, có bạn nói đó là cái sân bóng đá. Còn em, em sẽ nghĩ đó là gì?
Trả lời:
Đó là: chiếc bánh quy, một thửa ruộng, một hộp bánh, một quyển vở, hộp đựng bút,…
Câu 3. Xã tổ chức trồng cây trên một quả đồi gần trường học. Cô giáo ra đề văn yêu cầu học sinh tưởng tượng mười năm sau trở lại đồi cây sẽ trở thành một cảnh tượng như thế nào. Một bạn nói quả đồi sẽ trở thành một rừng cây xanh tươi, um tùm, chim bay về đậu hót líu lo. Bạn khác tưởng tượng mười năm sau học sinh cùng nhân dân xã đi trồng lại, vì tuy mỗi năm đều trồng nhưng chẳng có mấy cây sống. Có bạn lại tưởng tượng mười năm sau quả đồi đã bị san phẳng, trên đó mọc lên một nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu. Em thích thú với hình ảnh tưởng tượng nào? Vì sao?
Trả lời:
+ Em thích hình ảnh tưởng tượng đầu tiên.
+ Vì hình ảnh đó thể hiện được cái nhìn tích cực của người viết, nó tạo ra cho người đọc hi vọng về tương lai tốt đẹp, về sự phát triển của những cây xanh được trồng lên.
Câu 4. Đề bài: Kể chuyện tưởng tượng về tâm tình của một cây hoa (hoặc cây ăn trái) trong vườn nhà em. Lập dàn bài chi tiết
Trả lời:
Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện tưởng tượng mà em định kể (nêu ra hoàn cảnh dẫn đến câu chuyện ấy, có thể là một giấc mơ,…)
Thân bài:
– Khung cảnh (không gian, thời gian) mà em ngồi lắng nghe tâm tình của cây hoa (trong vườn nhà em, trong một vườn hoa,…)
– Cây hoa đã tâm sự những điều gì với em
+ Về quá trình sinh trưởng của một cây hoa
+ Về những điều mà một bông hoa phải gánh chịu (thời tiết, sự lạnh lùng của một số người,…)
+ Về những niềm vui trong cuộc đời của một bông hoa (được mọi người yêu mến, được mọi người trân trọng, được khoe hương sắc với đời,…)
– Em đã nói với bông hoa những điều gì sau khi nghe được lời tâm sự của hoa
Kết bài: Sau cuộc trò chuyện đấy em có những suy nghĩ, cảm xúc gì.
Câu 5. Tìm ý và lập dàn bài cho một trong những đề bài trong các đề văn ở mục II, phần Luyện tập trang 134 SGK.
Đề 4: Trong nhà em có ba phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy và ô tô. Chúng cãi nhau, so bì hơn thua kịch liệt. Hãy tưởng tượng em nghe thấy cuộc cãi nhau đó và sẽ dàn xếp như thế nào.
Trả lời:
Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh mà em nghe được cuộc cãi nhau giữa xe đạp, xe máy và ô tô.
Thân bài:
– Xe đạp, xe máy và ô tô cãi nhau về chuyện gì? (Xem lợi ích của ai lớn hơn, xem ai được yêu quý hơn,…)
– Kể lại lời nói của ba loại phương tiện này:
+ Lời của xe đạp
+ Lời của xe máy
+ Lời của ô tô
– Sau khi lắng nghe cuộc trò chuyện đó, em đã ra mặt và dàn xếp mọi chuyện bằng lý lẽ như thế nào? (Khẳng định cả ba loại phương tiện đều có ích và đều được trân trọng như nhau và xe đạp, xe máy, ô tô không nên cãi nhau, phải quý mến lẫn nhau, hỗ trợ nhau trong việc giúp đỡ con người)
Kết bài: Bài học mà em rút ra được từ câu chuyện của xe đạp, xe máy và ô tô.