Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 6
- Đề Kiểm Tra Ngữ Văn Lớp 6
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 2
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 6
- Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
- Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2
Câu 1 (trang 129 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 – trang 65 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Tìm số từ trong bài thơ sau. Xác định ý nghĩa của các số từ ấy.
Không ngủ được
Một canh… hai canh… lại ba canh,
Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
Trả lời:
Số từ | Ý nghĩa |
---|---|
một, hai, ba (canh), năm (cánh) canh bốn, canh năm |
chỉ số lượng chỉ thứ tự |
Câu 2 (trang 129 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 – trang 65 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Các từ in đậm trong hai dòng thơ sau được dùng với ý nghĩa như thế nào?
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
Trả lời:
+ Các từ in đậm trong bài thơ được dùng với ý nghĩa biểu tượng, không phải từ chỉ số lượng chính xác.
Câu 3 (trang 129 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 – trang 65 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Qua hai ví dụ sau, em thấy nghĩa của các từ từng và mỗi có gì khác nhau?
a, Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi.
b, Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng rút lui mỗi người một ngả.
Trả lời:
Nghĩa của từ từng | Nghĩa của từ mỗi |
---|---|
Giống nhau: đều chỉ sự tách riêng, riêng biệt của sự vật, con người Khác nhau: mang ý nghĩa thứ tự, lần lượt |
Giống nhau: đều chỉ sự tách riêng, riêng biệt của sự vật, con người Khác nhau: không có ý nghĩa trình tự, lần lượt |
Câu 4. Những từ sau đây: đôi, tá, cặp, chục giống và khác với số từ như thế nào? Đặt câu với một trong số những từ đó.
Trả lời:
đôi, tá, cặp, chục | số từ | |
Giống nhau | đều chỉ số lượng | chỉ số lượng |
Khác nhau | số lượng ước lượng | số lượng cụ thể |
Câu 5. Tìm các số từ trong câu ca dao sau và giải thích ý nghĩa của chúng.
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Trả lời:
Số từ | Ý nghĩa |
---|---|
một, ba | Số từ ở đây không để chỉ số lượng cụ thể mà mang tính biểu tượng (một – sự đơn lẻ; ba – sự đoàn kết) |
Câu 6. Phân biệt nghĩa của từ từng trong các trường hợp sau. Trường hợp nào là lượng từ?
Trả lời:
Từ từng trong câu | Ý nghĩa | Là lượng từ |
---|---|---|
a | mang ý nghĩ trình tự, từng cái một | x |
b | mang ý nghĩa việc đã làm trong quá khứ |