Bài 15

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Câu 1 (trang 155 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 – trang 80 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Dưới đây là năm câu của năm ông thầy bói nhận xét về con voi (truyện Thầy bói xem voi). Tìm cụm tính từ trong các câu ấy.

a, Nó sun sun như con đỉa.

b, Nó chần chẫn như cái đòn càn.

c, Nó bè bè như cái quạt thóc.

d, Nó sừng sững như cái cột đình.

đ, Nó tun tủn như cái chổi sể cùn.

Trả lời:

Câu Cụm tính từ
a sun sun như con đỉa
b chần chần như cái đòn càn
c bè bè như cái quạt thóc
d sừng sững như cái cột đình
đ tun tủn như cái chổi sể cùn

Câu 2 (trang 156 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 – trang 80 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, ông lão tội nghiệp phải ra biển năm lần để cầu xin con cá thỏa mãn lòng tham không đáy của vợ. Mỗi lần như vậy, biển canh được tả một khác. Hãy so sánh cách dùng động từ và tính từ trong năm câu văn tả biến ấy và cho biết những khác biệt đó nói lên điều gì.

Trả lời:

      Mỗi lần ông lão đến, biển lại càng nổi sóng giữ dội hơn, không còn là mặt biển êm ả ban đầu. Sự thay đổi của biển cả có tính tăng cấp, thể hiện sự giận dữ trước những yêu cầu ngày càng vô lý của mụ vợ ông lão.

Câu 3 (trang 156 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 – trang 81 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Quá trình thay đổi từ không đến có, rồi từ có trở lại không trong đời sống của vợ chồng người đánh cá (truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng) thể hiện qua cách dùng các tính từ trong những cụm danh từ sau đây như thế nào?

a, cái máng lợn đã sứt mẻ → một cái máng lợn mới → cái máng lợn sứt mẻ.

b, một túp lều nát → một ngôi nhà đẹp → một tòa lâu đài to lớn → một cung điện nguy nga → túp lều nát ngày xưa.

Trả lời:

      Cụm tính từ đầu tiên và cụm tính từ cuối cùng giống nhau, tác giả đã sử dụng chúng bằng phép lặp lại để nhấn mạnh sự tan biển của những thứ mà mụ vợ đã ước, cái còn lại cuối cùng chỉ là những cái ở xuất phát điểm ban đầu.

Câu 4. Hãy tìm các tính từ (cụm tính từ) trong phần trích sau và cho biết tính từ (cụm tính từ) nào bổ nghĩa cho danh từ, động từ.

Trả lời:

a, Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì…

b, …nó (ếch) thì oai như một vị chúa tể.

c, Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

a, tưng bừng nhất kinh kì

b, oai như một vị chúa tể

c, nghênh ngang đi lại khắp nơi

   nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời

Câu 5. Tìm các cụm tính từ có phụ ngữ so sánh được dùng thường xuyên trong lời nói hằng ngày.

Các cụm tính từ có phụ ngữ so sánh: nhanh như chớp, đen như củi cháy, dữ như hổ.

Trả lời:

Đặt câu:

   – Chiếc xe lao đi nhanh như chớp.

   – Anh ta đen như củi cháy.

   – Tính tình của hắn rất khó ưa, lúc nào cũng dữ như hổ.

Câu 6. So sánh sự khác nhau giữa các cách nói sau:

Trả lời:

   – Giỏi nói – nói giỏi

   – Đẹp người – người đẹp

   + Phân biệt giỏi nói với nói giỏi: giỏi nói là tính từ, chỉ những người hoạt ngôn, lợi khẩu; nói giỏi là chỉ hành động nói mang tính chất giỏi (tốt).

   + Phân biệt đẹp người với người đẹp: đẹp người là tính từ, chỉ những người có tính cách, phẩm chất tốt; người đẹp là danh từ, chỉ những người có ngoại hình đẹp.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1015

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống