Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 6
- Đề Kiểm Tra Ngữ Văn Lớp 6
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 2
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 6
- Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
- Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2
Câu 1 (trang 125 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 – trang 6 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Nội dung tấm biển đề treo ở cửa hàng (“Ở đây có bán cá tươi”) có mấy yếu tố? Vai trò của từng yếu tố?
Trả lời:
STT | Yếu tố nào? | Yếu tố thông báo điều gì? |
---|---|---|
1 | Ở đây | Địa điểm |
2 | có bán | mục đích |
3 | cá | sản phẩm được bán |
4 | tươi | chất lượng của sản phẩm |
Câu 2 (trang 125 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 – trang 6 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Có mấy người “góp ý” về cái biển đề ở cửa hàng bán cá? Em có nhận xét gì về từng ý kiến?
Trả lời:
Người góp ý thứ mấy? | Góp ý bỏ chữ gì? | Góp ý đúng hay sai? |
---|---|---|
1 | tươi | sai |
2 | ở đây | sai |
3 | có bán | sai |
4 | cá | sai |
– Nhận xét chung:
+ Nghe từng ý kiến thì có vẻ hợp lý nhưng nó xuất phát từ quan điểm cá nhân của người góp ý. Một biển quảng cáo cần có đầy đủ thông tin, những ý kiến được đưa ra mang tính chất bắt bẻ hơn là góp ý, đó là những ý kiến không thích đáng.
Câu 3 (trang 125 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 – trang 6 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Đọc truyện này, những chi tiết nào làm em cười? Khi nào cái đáng cười bộc lộ rõ nhất? Vì sao?
Trả lời:
Những chi tiết dáng cười là hành động của nhà hàng làm theo những lời góp ý của người qua đường. Cái đáng cười bộc lộ rõ nhất khi nhà hàng cất luôn cái biển đi. Bởi vì sau một hồi góp ý thì cái biển dường như vô nghĩa và nhà hàng không thực hiện được mục đích quảng cáo của mình.
Câu 4 (trang 125 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 – trang 6 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Hãy nêu ý nghĩa của truyện.
Trả lời:
Thông qua tiếng cười vui về câu chuyenj nhà hàng bán cá, truyện cười này phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác.
Câu 5. Qua truyện này, em có thể rút ra bài học: Khi viết một câu đứng độc lập cần những tiêu chí nào?
Trả lời:
Khi viết một câu độc lập cần đảm bảo đầy đủ thông tin, rõ ràng về ý nghĩa, ngắn gọn, súc tích.
Câu 6. Nếu đặt trong văn cảnh thì câu “Ở đây có bán cá tươi” có thể rút gọn được. Sai lầm của nhà hàng là nghe lời khuyên, “cất nốt cái biển”. Theo em, ý kiến này đúng hay sai? Nếu đúng thì nên bỏ đi từ gì, giữ lại từ gì?
Trả lời:
– Ý kiến trên chưa thỏa đáng vì sai lầm của nhà hàng là nghe theo tất cả mọi ý kiến đưa ra mà không suy xét.
– Nếu có thể bỏ đi từ ngữ trong câu, chỉ có thể bỏ đi từ “có”: Ở đây bán cá tươi.