Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 6
- Đề Kiểm Tra Ngữ Văn Lớp 6
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 2
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 6
- Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
- Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2
Câu 1 (Bài tập 1 – trang 14 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 – trang 7 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Đọc câu sau và thực hiện các nhiệm vụ nêu bên dưới:
…Người Việt Nam ta – con cháu vua Hùng – khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường tự xưng là con Rồng cháu Tiên.
a, Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ nào?
b, Tìm những từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc trong câu trên.
c, Tìm thêm các từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc theo kiểu: con cháu, anh chị, ông bà,…
Trả lời:
– Từ nguồn gốc thuộc kiểu cấu tạo từ ghép
– Từ con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ ghép
– Từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc: nguồn cội, gốc gác,…
– Các từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc theo kiểu con cháu, anh chị, ông bà: anh em, vợ chồng, mẹ con, cha con,…
Câu 2 (Bài tập 3 – trang 14 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 – trang 7 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Tên các loại bánh đều được cấu tạo theo công thức bánh+x: bánh rán, bánh nếp, bánh dẻo, bánh nướng, bánh gối, bánh tôm, bánh tẻ, bánh gai, bánh xốp, bánh khúc, bánh khoai,… Theo em, các tiếng đứng sau (kí hiệu x) trong những từ ghép trên có thể nêu những đặc điểm gì để phân biệt các thứ bánh với nhau? Hãy nêu ý kiến của em bằng cách điền những tiếng thích hợp vào các chỗ trống trong bảng sau:
Trả lời:
Nêu cách chế biến bánh | (bánh) rán, nướng |
Nêu tên chất liệu của bánh | (bánh) nếp, tôm, khoai, khúc, tẻ |
Nêu tính chất của bánh | (bánh) dẻo, xốp |
Nêu hình dáng của bánh | (bánh) gối |
Câu 3 (Bài tập 5 – trang 15 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 – trang 8 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Thi tìm nhanh các từ láy
a, Tả tiếng cười, ví dụ: khanh khách
b, Tả tiếng nói, ví dụ: ồm ồm
c, Tả dáng điệu, ví dụ: lom khom
Trả lời:
Các từ láy miêu tả | |
---|---|
Tiếng cười | khanh khách, lanh lảnh, ha hả |
Tiếng nói | ồm ồm, the thé, trong trẻo, nhẹ nhàng, ngọt ngào |
Dáng điệu | lom khom, chững chạc, nghênh ngang, khệnh khạng |
Câu 4 : Trong các tiếng: nước, thủy
a, Tiếng nào có thể được dùng như từ? Đặt câu có chứa tiếng đó.
b, Tiếng nào không dùng được như từ? Tìm một số từ ghép có chứa tiếng đó.
c, Hãy nhận xét sự khác nhau giữa từ và tiếng.
Trả lời:
a, Tiếng được dùng như từ: nước
+ Câu: Nước ở vùng này rất trong và mát.
b, Tiếng không dùng được như từ: thủy
+ Từ ghép: thủy điện, thủy triều, thủy thủ, thủy sản,…
c, Sự khác nhau giữa tiếng và từ: Từ có thể dùng độc lập, đóng vai trò là một thành phần trong câu để cấu tạo nên câu, tiếng không thể dùng độc lập.
Câu 5: Cho các tiếng sau: xanh, xinh, sạch.
Hãy tạo ra các từ láy và đặt câu với chúng.
Trả lời:
– Từ láy chứa tiếng xinh: xinh xắn, xinh xẻo, xinh xinh,…
+ Câu: Bạn nữ này trông rất xinh xắn.
– Từ láy chứa tiếng sạch: sạch sẽ,…
+ Câu: Căn nhà này tuy nhỏ nhưng rất sạch sẽ.
Câu 6: Cho các tiếng sau: xe, hoa, chim, cây.
Hãy tạo ra các từ ghép.
Trả lời:
– Từ ghép có tiếng hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa mai, hoa lan, hoa cỏ,…
– Từ ghép có tiếng chim: chim bồ câu, chim vành khuyên, chim sẻ, chim ưng,…
– Từ ghép có tiếng cây: cây cỏ, cây hoa, cây bàng, cây mai, cây đào, cây táo,…
Câu 7: Hãy cho biết tổ hợp hoa hồng nào trong các câu sau là từ ghép
(1) Ở vườn nhà em, hoa có rất nhiều màu: hoa vàng, hoa tím, hoa hồng, hoa trắng,…
(2) Nhưng nhà em chưa có giống hoa hồng để trồng.
Trả lời:
Hoa hồng trong câu (2) là từ ghép.