Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 7
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 7
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 (Cực Ngắn)
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
Câu 1 (Bài tập 1 trang 32 – 34 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 20 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trả lời:
Tên văn bản | Đề tài | Chủ đề xuyên suốt | Sự tiếp nối các phần, các đoạn |
Mẹ tôi | Tình cảm gia đình | Người bố khẳng định tình cảm lớn lao, sự hi sinh của người mẹ dành cho con trai | Người bố chỉ ra thái độ sai trái của con với mẹ → Nói với con về tấm lòng của mẹ -> Dạy cho con bài học về giá trị lớn lao của tình mẹ đối với con người → Mong muốn con nhận lỗi với mẹ |
Văn bản số 1 | Giá trị của lao động | Phú nông dạy cho các con bài học về lao động: “lao động là vàng” | Lời của phú nông: Khẳng định có kho báu ở dưới đất → Bảo các con phải cày cấy, lao động chăm chỉ → Cuối năm bội thu |
Văn bản số 2 | Thiên nhiên, cuộc sống | Khung cảnh thiên nhiên, cuộc sống ở làng quê lúc đông đến được bao phủ bởi màu vàng | Thứ tự miêu tả: cánh đồng lúa chín → nắng → trái cây, lá cây trong vườn → rơm và thóc dưới sân → con vật => màu vàng của sự trù phú |
Câu 2 (Bài tập 2 trang 34 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 21 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trả lời:
– Tác giả không thuật lại tỉ mỉ nguyên nhân cuộc chia tay của hai người lớn, điều này không làm cho tác phẩm thiếu mạch lạc.
– Việc nêu ra hoàn cảnh này cũng đã đủ giúp người đọc lý giải, hiểu thấu, đồng cảm được với số phận, câu chuyện của hai anh em Thành và Thủy trong tác phẩm.
Câu 3 (trang 22 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Em thấy ý kiến của Tuấn có lí hay vô lí? Vì sao?
Trả lời:
Nhận xét của em:
– Ý kiến của Tuấn có lí.
– Lí do: Tác giả kể về cuộc sống vật chất thiếu thốn của mình với người bạn lâu ngày không gặp. Theo lẽ thường sẽ kể từ những cái quan trọng hơn sau đó mới nhắc đến những cái phụ (để khẳng định đến cả những cái nhỏ nhặt cũng thiếu thốn), vì thế thường người ta sẽ nhắc đến thịt cá trước rau dưa để đảm bảo tính mạch lạc cho lời nói, suy nghĩ.