Bài 14

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Câu 1 (Bài tập 1 trang 162 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 134 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

– Bài tùy bút nói về Cốm – 1 món ăn từ lúa non.

– Những phương thức biểu đạt được tác giả sử dụng là: biểu cảm kết hợp với thuyết minh và miêu tả.

– Phương thức chủ yếu là: biểu cảm.

– Bài văn có 3 đoạn:

   + Đoạn 1: từ đầu đến “hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng…”

Nội dung: Niềm say sưa, yêu mến của tác giả khi giới thiệu về Cốm và hành trình từ hạt thóc nếp trở thành những hạt cốm trên gánh hàng rong của những cô hàng cốm.

   + Đoạn 2: từ “Cốm là thức quà riêng biệt” đến “những vẻ cao quý kín đáo và nhũn nhặn”.

Nội dung: Tác giả ngợi ca vẻ tinh túy, nhã nhặn từ thức quà này và tục dùng cốm làm quà sêu Tết, đồng thời bày tỏ nỗi buồn bực khi truyền thống ấy bị mai một bởi những cái hào ngoáng, thô kệch.

   + Đoạn 3: từ “Cốm không phải thức quà của người vội” đến hết.

Nội dung: Sự trân trọng, nâng niu của tác giả đối với thức quà của dân tộc.

Câu 2 (trang 135 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):Dựa vào nội dung của các đoạn văn em vừa tìm, hãy nhận xét về bố cục trong bài tùy bút của Thạch Lam.

Trả lời:

Nhận xét về bố cục của bài tùy bút:

– Bố cục của văn bản không tuân theo bố cục thông thường mang tính logic của một văn bản.

– Bố cục văn bản này là bố cục của mạch cảm xúc, tác giả để cho dòng cảm xúc của mình miên man, chảy trôi, cảm xúc tuôn đến đâu thì tác giả đặt bút viết ở đây.

Câu 3 (Bài tập 6 trang 163 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 135 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

Bài văn thể hiện sự tinh tế, nhẹ nhàng, sâu sắc trong văn Thạch Lam:

– Khi viết về cốm:

   + Tác giả không miêu tả Cốm như một món ăn thông thường mà xem nó như một thực thể, một nét văn hóa ẩm thực, cư xử, giao tiếp của người Việt (Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng, cốm không phải là thức quà của người vội).

   + Tác giả cảm nhận về Cốm bằng nhiều giác quan: thị giác, xúc giác, khứu giác (cơn gió mùa hạ lướt qua, mùi thơm mát của bông lúa non, giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ…)

– Khi thể hiện cảm xúc, suy nghĩ:

   + Tác giả bày tỏ cảm xúc nâng niu, trân trọng đối với Cốm – một thức quà tinh túy.

   + Tác giả sử dụng nhiều lần phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác khiến cho cảm xúc trở nên linh hoạt, sống động, chân thật, chạm đến cảm xúc và trái tim người đọc.

Câu 4 (Bài tập 4 trang 163 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 136 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

Cảm nhận của em về nhận xét của tác giả:

   – Là một nhận xét chính xác, cốm chỉ có ở nước ta, là đặc trưng cho nền nông nghiệp nước ta với những đặc điểm của một làng quê Việt Nam trù phú, bát ngát.

   – Nhận xét ấy còn thể hiện được cách cảm nhận, đánh giá tinh tế, có chiều sâu văn hóa của tác giả đối với một sự vật hiện tượng trong cuộc sống.

   – Nhận xét của tác giả gợi trong lòng người đọc nhiều rung động thẩm mỹ.

Câu 5 (trang 136 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):Hãy giới thiệu về một món ăn truyền thống của dân tộc mà em biết và yêu thích.

Trả lời:

Giới thiệu món ăn truyền thống mà em yêu thích:

   – Ý 1: Giới thiệu về xuất xứ, nguồn gốc của món ăn.

   – Ý 2: Vị ngon của món ăn đó.

   – Ý 3: Giá trị văn hóa, tinh thần của món ăn (đối với địa phương hay đối với dân tộc nói chung)

   – Ý 4: Tình cảm riêng của em đối với món ăn mà em giới thiệu.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1189

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống