Bài 17

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Câu 1 (trang 162 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Nguyễn Trãi có những câu thơ như sau:

   – Bui có một lòng trung lẫn hiếu

    Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.

   – Bui một tấc lòng ưu ái cũ

    Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng.

Em hãy nói rõ nội dung trữ tình và hình thức thể hiện của những câu thơ trên.

Trả lời:

a, Nội dung trữ tình của câu thơ thứ nhất: Khẳng định tấm lòng trung hiếu (trung với vua, với nước, hiếu với cha mẹ, với dân) không thể phai sờn của tác giả.

b, Nội dung trữ tình của câu thơ thứ hai: Khẳng định tấm lòng nhớ nước thương dân luôn trào dâng mãnh liệt trong tâm tư, tình cảm của tác giả.

c, Các nội dung trữ tình ấy đã được thể hiện một cách sinh động nhờ tác giả đã sử dụng thành công thủ pháp nói quá. Đặc biệt ở câu thơ thứ hai, tác giả còn sử dụng thủ pháp đảo ngữ để nhấn mạnh, tăng sức biểu đạt.

Câu 2 (Bài tập 2 trang 192 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 163 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

a, Sự khác nhau về tình huống:

   – Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: nhìn thấy ánh trăng sáng phủ trên mặt đất, tác giả nhìn trăng và nhớ đến quê hương.

   – Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: tác giả xa quê đã lâu nay trở về thăm quê.

b, Sự khác nhau về giọng điệu:

   – Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: tâm tình, mong nhớ.

   – Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: bồi hồi, xúc động xen lẫn xót xa.

Câu 3 (trang 163-164 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):Giả Đảo, nhà thơ đời Đường, đã viết một bài thơ nổi tiếng về chủ đề tình cảm quê hương (Bài Độ Tang Càn trang 164 VBT).

a, Em hãy phân tích diễn biến tình cảm của tác giả ở hai câu thơ cuối. Lí do của sự diễn biến tình cảm ấy.

b, Tình cảm quê hương ở đây có gì mới mẻ so với tình cảm quê hương ở hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnhNgẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.

Trả lời:

a, – Sự diễn biến tình cảm ở hai câu thơ cuối là một sự diễn biến bất ngờ, đảo ngược.

   – Sở dĩ có sự diễn biến tình cảm ấy là vì chỉ khi rời xa Tinh Châu tác giả mới nhận ra mình đã gắn bó thân thiết với nơi đây như quê hương máu mủ.

b, So với hai bài thơ Đường về tình cảm quê hương đã học, tình cảm quê hương ở bài thơ này mới mẻ và có phần “hiện đại” ở chỗ:

   – Kết cấu diễn biến tâm lí đảo ngược bất ngờ: nói về cố hương Hàm Dương nhưng lại bộc lộ nỗi nhớ với mảnh đất mình đã sinh sống mười năm là Tinh Châu.

   – Tư tưởng tình cảm: Tác giả khẳng định con người sống ở nơi nào rồi cũng sẽ có tình cảm gắn bó bền chặt với mảnh đất ấy, yêu quý và nhung nhớ nó như chính cố hương của mình.

Câu 4 (trang 165 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Hãy phân tích giá trị biểu cảm của câu văn sau đây trong bài Mùa xuân của tôi của Vũ Bằng: Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt…câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng… VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

a, Sắc thái biểu cảm của câu văn: yêu mến, mong nhớ, tự hào.

b, Sắc thái ấy được thể hiện qua:

   – Những hình ảnh: mưa riêu riêu, gió lành lạnh, tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo vọng lại từ thôn xóm xa xa, câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mông.

   – Giọng điệu câu văn: trữ tình, say đắm, nhớ mong.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1053

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống