Bài 18

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Câu 1 (trang 11 VBT): Bài tập 1, trang 9 SGK

Trả lời:

a,

– Đây là một bài văn nghị luận.

– Vì bài văn nêu ra được một vấn đề nghị luận cụ thể và minh chứng nó bằng hệ thống lí lẽ, dẫn chứng xác thực.

b,

– Tác giả đề xuất ý kiến: mọi người phải tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

– Để thuyết phục người đọc, tác giả đã dùng những lí lẽ, dẫn chứng:

   + Lí lẽ:

-> Thói quen lại rất khó bỏ.

-> Tạo được thói quen tốt thì rất khó mà nhiễm thói quen xấu thì lại dễ.

   + Dẫn chứng:

-> Thói quen tốt: dậy sớm, đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,…

-> Thói quen xấu và những tác hại của nó: hút thuốc lá và gạt tàn bừa bãi, vứt rác bừa bãi khiến những con mương thành con sống rác, vứt cốc vỡ, chai vỡ khiến người già và trẻ em giẫm phải,…

c,

– Bài nghị luận này nhằm giải quyết vấn đề trong thực tế đời sống.

– Em tán thành ý kiến của bài viết. Vì đó là một ý kiến vô cùng khách quan, xác đáng, mang tính xây dựng cao đối với văn hóa sống, văn minh cộng đồng nói chung.

Câu 2 (trang 12 VBT): Bài tập 4, trang 10-11 SGK

Trả lời:

Bài văn Hai biển hồ là văn bản nghị luận.

Câu 3 (trang 12 VBT): Dưới đây là phần đầu của câu chuyện có nhan đề: Không nhận cá (trang 12 VBT). Theo em, như thế có phải là Công Nghi Hưu đã nghị luận không? Nếu đúng là Công Nghi Hưu đã nghị luận thì ông nghị luận để thuyết phục ai? Công Nghi Hưu đã thuyết phục người đó bằng những lí lẽ nào?

Trả lời:

a, Công Nghi Hưu đã nghị luận.

b, Công Nghi Hưu nhằm thuyết phục người em về chuyện mình không nhận cá là chuyện đúng đắn, nên làm, có lợi ích lâu dài thay vì cái lợi trước mắt.

c, Công Nghi Hưu đã thuyết phục người đó bằng các lí lẽ:

– Biếu cá ắt để nhờ vả.

– Nhận lời nhờ vả có thể làm trái phép nước khiến bản thân mất chức quan.

– Mất chức quan thì sẽ có thể chẳng bao giờ có cá để ăn nữa.

Câu 4 (trang 11 VBT): Em hãy đọc kĩ các đoạn trích dưới đây (trang 13 VBT). Hãy cho biết: Trong các đoạn trích trên, đoạn nào thuộc văn bản nghị luận? Em căn cứ vào đâu để xác định đoạn đó đúng là văn nghị luận, còn những đoạn khác thì không phải?

Trả lời:

a, Theo em, đoạn trích B là đoạn nghị luận.

b, Bởi vì:

– Đoạn trích B nêu ý kiến cần làm sáng tỏ (luận điểm): Con người ta là một cây sậy mềm yếu nhưng có tư tưởng.

– Các luận cứ để làm sáng tỏ cho luận điểm:

   + Con người là cây sậy mềm yếu: một chút hơi nước, một giọt nước cũng đủ làm chết nó.

   + Con người là cây sậy dù mềm yếu nhưng có tư tưởng: khi chết thì nó ý thức được rằng mình chết.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1082

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống